Sức khỏe

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi?

Song Long
Chia sẻ

Không có cơ sở khoa học nào để nói tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như những lời đồn thổi trên mạng xã hội.

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi? Ảnh 1

Rất nhiều thông tin sai lệch về vaccine Covid-19 xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua, trong đó có "tin đồn thổi" cho rằng vaccine Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh ở nữ giới.

Bác sĩ y học gia đình Laura Morris của MU Health Care (Mỹ) nói bà từng nghe tin đồn trên rất nhiều, không chỉ là câu hỏi từ bệnh nhân của mình.

Không có lý do chính đáng - không có cơ chế y khoa hoặc khoa học - để vaccine này tương tác với cơ quan sinh sản của phụ nữ hoặc có bất kỳ tương tác nào với trứng đã được phóng thích hoặc thụ tinh", bác sĩ Morris nói.

Albert Hsu, bác sĩ nội tiết sinh sản tại MU Health Care, cho biết ông thường xuyên nghe được những câu hỏi hoài nghi tương tự về vacine Covid-19 từ những bệnh nhân đang cố gắng thụ thai.

“Trong khi các nghiên cứu đang diễn ra, không có dữ liệu nào cho thấy vaccine Covid-19 có thể gây vô sinh và không có lý thuyết khoa học đáng tin cậy nào nói về cách vaccine Covid-19 có thể gây vô sinh nữ”, Hsu nói. “Các thông tin rằng vaccine Covid-19 liên quan tới vô sinh ở nữ hiện chỉ là đồn đoán".

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi? Ảnh 2
Bác sĩ Laura Morris.

Những lời đồn đoán được đưa ra dựa trên giả định rằng vaccine có thể khiến cơ thể tấn công syncytin-1, một loại protein trong nhau thai có chung một đoạn mã di truyền nhỏ với protein đột biến của SARS-CoV-2.

"Chuyện này giống như bạn nhầm một con voi với một con mèo ở đầu ngõ vì cả hai đều có màu xám. Có một điểm giống nhau nhỏ, nhưng cấu trúc tổng thể của protein hoàn toàn khác nhau, hệ thống miễn dịch của bạn quá thông minh để không bị nhầm lẫn", bác sĩ Morris nói.

Dù chẳng có căn cứ khoa học nào cho thấy vaccine đem rủi ro cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai, nhưng có nhiều bằng chứng về sự nguy hiểm của việc nhiễm Covid-19 đối với phụ nữ mang thai, đó là lý do phụ nữ nên tiêm vaccine thay vì né tránh.

"Phụ nữ mang thai bị ốm nặng hơn khi họ bị nhiễm Covid-19 so với những người khác cùng tuổi và những người mang thai bị Covid-19 có nhiều khả năng bị sinh non hơn. Ảnh hưởng của Covoid-19 đối với thai kỳ là có thật và điều quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa", bác sĩ Morris cho hay.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  đã phê duyệt 7 loại vaccine Covid-19 gồm Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

Giám đốc bộ phận miễn dịch và vaccine của WHO khẳng định trên tài khoản twitter chính thức của WHO rằng: "Các loại vaccine mà chúng tôi cung cấp không dẫn đến vô sinh. Đây là những tin đồn được lan truyền về các loại vaccine khác nhau, điều này không đúng sự thật".

Tương tự, bác sĩ Hsu khuyến cáo những nam giới lo lắng về khả năng sinh sản nên tiêm vaccine Covid-19 vì những ảnh hưởng mà Covid-19 có thể gây ra đối với hệ thống sinh sản của họ.

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi? Ảnh 3
Bác sĩ Albert Hsu.

Để lý giải vấn đề này, gần đây bác sĩ Hsu đã đăng một bài viết trên tạp chí về tác động tiêu cực tiềm ẩn của bệnh Covid-19 đối với chức năng tinh hoàn, sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra virus SARS-COV-2 đã được tìm thấy trong tinh trùng của những người đàn ông bị nhiễm Covid-19, virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nam cần thiết để sản xuất tinh trùng bình thường, và có rất nhiều báo cáo về nam giới bị đau tinh hoàn hoặc bìu sau khi mắc Covid-19. “Những người đàn ông lo lắng về khả năng sinh sản của mình nên tiêm vaccine Covid-19, vì có một số lo ngại về tác động tiềm tàng của căn bệnh này đối với khả năng sinh sản của nam giới”, bác sĩ Hsu nhấn mạnh.

Xem thêm: Bộ Y tế yêu cầu khẩn: Xem xét ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất