Sức khỏe

Tiêm trộn vaccine hay tiêm nhắc lại cho khả năng miễn dịch tốt hơn?

Song Long
Chia sẻ

Các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng miễn dịch được tạo ra từ vaccine không kéo dài, thậm chí có thể suy giảm theo thời gian.

Mặc dù vaccine Covid-19 được chứng minh giúp giảm tỷ lệ mắc các biến thể Covid-19, giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng miễn dịch được tạo ra từ vaccine không kéo dài, thậm chí có thể suy giảm theo thời gian.

Tiêm bổ sung đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng ở một số quốc gia, nơi các đợt tiêm chủng đã bắt đầu từ rất sớm. Các mũi tiêm tăng cường hoặc thứ ba đang được sử dụng để thúc đẩy phản ứng kháng thể chống lại mầm bệnh và là liều của cùng một loại vaccine.

Một số chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc triển khai tiêm mũi bổ sung có thể khiến nguồn cung vaccine Covid-19 thêm cạn kiệt. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn quyết định thực hiện chính sách này, bởi theo các nghiên cứu lâm sàng, việc này có thể mở rộng phản ứng miễn dịch và tăng hiệu quả vaccine.

Trước khi ý tưởng “tiêm nhắc lại” ra đời, giới khoa học đã thử nghiệm độ hiệu quả của phương pháp kết hợp tiêm nhiều loại vaccine. 

Không giống như các mũi tiêm nhắc lại, trộn và kết hợp sẽ sử dụng hai loại vaccine khác nhau để tăng phản ứng miễn dịch. Dù phương pháp này đã được dùng trong trường hợp khẩn cấp, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiêm trộn các vaccine Covid-19 khác nhau có thể tạo ra miễn dịch bền vững và tăng cường.

Phản ứng tăng cường miễn dịch và hiệu quả nhất cho đến nay là kết hợp vaccine Astrazeneca với Moderna, giúp tăng cường kháng thể và miễn dịch trong một thời gian dài.

Vậy phương pháp nào tốt hơn? Cả tiêm chủng nhắc lại và tiêm kết hợp vaccine đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dù việc tiêm bổ sung dễ thực hiện hơn, nhưng việc pha trộn các liều vaccine lại được chứng minh là an toàn và có triển vọng hơn, theo Times of India.

Nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy tiêm bổ sung có thể dẫn đến các tác dụng phụ dữ dội hơn. Tuy nhiên, việc kết hợp có thể dẫn đến phân phối không đồng đều, chưa kể các vấn đề liên quan đến hậu cần và xử lý nguồn lực.

Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng mục tiêu chống lại đại dịch nên bắt đầu bằng việc ưu tiên hàng tỷ người trên thế giới. Càng nhiều người được tiêm phòng, biến thể càng khó lưu hành.

Xem thêm: Vaccine Abdala của Cuba vừa được Bộ Y tế phê duyệt có hiệu quả ra sao?

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất