Sức khỏe

Số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM sẽ giảm mạnh hơn trong thời gian tới

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM có chiều hướng giảm và sẽ giảm mạnh hơn trong thời gian tới.

Số ca tử vong ở TP.HCM chiếm hơn 80% tổng số ca tử vong trên cả nước

Trong đợt dịch thứ 4 (từ 27/4 đến nay), Việt Nam ghi nhận 418.320 ca nhiễm trong nước, trong đó gần 50% bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.408 ca, trong đó, hiện có 4.065 bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ; có 1.310 ca thở ooxy dòng cao HFNC; có 88 ca thở máy không xâm lấn; 921 ca thở máy xâm lấn và 24 ca phải chạy ECMO.

Tính từ 18h ngày 27/8 đến 18h ngày 28/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.103 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 12.097 ca ghi nhận trong nước.

Riêng tổng số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM trong ngày 28/8 là 5.481 ca, cao nhất cả nước và tăng 98 ca so với ngày trước đó. Cùng ngày, ghi nhận 352 ca tử vong, riêng tại TP.HCM là 271 ca.

Đã có gần 10.400 bệnh nhân COVID-19 tử vong ghi nhận tại 40 tỉnh/thành. Trong đó, riêng TP.HCM, số ca tử vong chiếm hơn 80% tổng số ca tử vong trên cả nước. Nghiên cứu hơn 5.000 ca tử vong ở TP.HCM cho thấy, lứa tuổi từ 50 - 64 chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất (gần 36%), từ 65 - 74 tuổi có 29%, từ 75 - 84 tuổi có hơn 15%.

Ảnh minh họa

Tỷ lệ tử vong ở TP.HCM đã có dấu hiệu giảm

Qua khảo sát và đánh giá, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết, số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM có chiều hướng giảm. Cụ thể: Ngày 21 và 22/8 là 599 ca; ngày 24/8: 340 ca; ngày 25/8: 266 ca; ngày 26/8: 242 ca; ngày 27/8: 287 ca; ngày 28/8 là 271 ca.

Ông Khuê cũng dự báo số bệnh nhân COVID-19 tử vong sẽ giảm mạnh hơn trong thời gian tới, đặc biệt là từ sau 15/9 "sẽ có những chuyển biến tốt".

Hiện tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, các cơ sở y tế đang tổ chức điều trị, thu dung theo phương châm 4 tại chỗ và tháp 3 tầng thay vì mô hình 5 tầng trước đó. Nhận định của lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh tại Hội nghị cho thấy, mô hình này đang phát huy hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở TP.HCM đã có dấu hiệu giảm.

Theo đó, tầng 1 – chân đế của tháp – thu dung, cách ly, quản lý, khám chữa bệnh cho người nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm khẳng định và người nhiễm không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ. Tầng 2 tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ vừa và nặng; còn tầng 3 tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ nặng và nguy kịch.

Ông Khuê cho biết trên Gia đình & Xã hội, nếu bệnh nhân tại tầng 1 được cách ly kịp thời, có đủ dinh dưỡng, tinh thần thoải mái và được hướng dẫn đầy đủ về kiểm soát nhiễm khuẩn, tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng thì người bệnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ phải chuyển tầng. 

Do đó, đây được coi là tầng quan trọng nhất để giảm các ca chuyển nặng và tử vong. Bệnh nhân chỉ cần điều trị khoảng 10 ngày ở tầng 1 là có thể ra viện, về nhà.

Số ca tử vong chủ yếu ở tầng 2 

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM diễn ra vào chiều 28/8, Bác sỹ Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết - số ca tử vong vì COVID-19 ở TP hiện nay dao động từ 250 - 300 ca/ngày và chưa có dấu hiệu giảm. Ông Nguyễn Hữu Hưng cho rằng, đây là một trong những day dứt của ngành y tế làm sao để giảm số tử vong.

Theo ông Hưng, thực tế là thời gian qua, số ca tử vong chủ yếu là ở tầng 2 nên ngành y tế yêu cầu các bệnh viện phải đánh giá sớm tình trạng bệnh nhân để chuyển sớm bệnh nhân lên tầng 3 để chữa trị kịp thời. 

Do đó, trong những ngày tới ngành y tế sẽ dồn sức tập trung thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu "hạ nhiệt" hiệu quả tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất