Theo thông tin được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Washington, St. Louis (Mỹ), loại kháng thể này có khả năng chống lại biến thể virus khi được cung cấp với liều lượng thấp.
Nhóm đã thử nghiệm trên chuột với vùng liên kết thụ thể (RBD), gọi là protein "đột biến", được virus SARS-CoV-2 sử dụng để gắn vào và xâm chiếm các tế bào trong đường hô hấp của cơ thể. Sau đó, họ tách chiết các tế bào sản xuất kháng thể để thu được 43 mẫu kháng thể.
Qua quá trình sàng lọc, 9 loại kháng thể "mạnh nhất" được thử nghiệm trên chuột để kiểm tra khả năng bảo vệ khỏi virus nguyên bản. Họ tiếp tục chọn ra 2 kháng thể hiệu quả nhất để thử nghiệm khả năng chống lại một nhóm biến thể của SARS-CoV-2, cụ thể là Alpha, Beta, Gamma, Delta, Kappa và Iota.
Kết quả cho thấy kháng thể SARS2-38 đã "vô hiệu hóa dễ dàng" tất cả 6 biến thể mà nó được thử nghiệm, kể cả Beta được cho là chống lại kháng thể mạnh mẽ nhất.
Phát biểu về thí nghiệm này, giáo sư Michael S Diamond cho biết: "Các kháng thể hiện tại có thể hoạt động chống lại một số biến thể, nhưng không phải tất cả". Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Immunity.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể giúp phát triển các liệu pháp điều trị dựa trên kháng thể mới, với khả năng chống lại chủng virus SARS-CoV-2 đã đột biến.
Xem thêm: Các phản ứng phụ thường gặp và hiếm gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19