Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Từ vụ bảo mẫu 'rung, lắc' bé trai sơ sinh gây chú ý dư luận, hội chứng này nguy hiểm thế nào với trẻ em?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em để lại rất nhiều hậu quả nặng nề, gây tổn thương và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng nặng nề đến sức khỏe của bé. Các bậc phụ huynh cần phải có hiểu biết và kiến thức về hội chứng này để kịp thời bảo vệ con em mình.

Ngày 31/5 vừa qua, vụ việc đứa bé 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung lắc thô bạo lúc nửa đêm nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận.

Trên thực tế, hội chứng rung lắc ở trẻ em vẫn đang xảy ra với con em mình trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta không hề hay biết. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết đây là hành động cực kỳ nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Tại Mỹ, người ta thống kê ước chứng mỗi tháng có đến 100 bệnh nhi bị hội chứng này, khoảng 1/4 trong số đó tử vong. 

Hội chứng rung lắc ở trẻ em là gì?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em thường được so sánh như việc người lớn bị chấn thương sọ não do tai nạn xe. Hội chứng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em trong độ tuổi sơ sinh, dưới 2 tuổi. 

Từ vụ bảo mẫu 'rung, lắc' bé trai sơ sinh gây chú ý dư luận, hội chứng này nguy hiểm thế nào với trẻ em? Ảnh 1
Ngừng ngay hành động rung lắc trẻ em 
 

Trẻ đang trong độ tuổi sơ sinh, phần đầu của trẻ em sẽ có khối lượng chiếm tỷ trọng khá lớn, các cơ ở cổ còn yếu nên chưa giữ được sức nặng của đầu. Vì thế khi bị quay tròn, tung hứng, bồng xốc trẻ lên cổ, lắc võng hoặc nôi quá mạnh thì khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây nên sự tổn thương trong não nặng nề.

Hậu quả nghiêm trọng của hội chứng rung lắc ở trẻ em

Đây là một hội chứng cô cùng nghiêm trọng rất hay gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ thường sẽ khó có thể kiểm soát được, nó để lại nhiều hậu quả vô cùng nặng nề có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của bé trong tương lai, dưới đây là những hậu quả của hội chứng rung lắc ở trẻ em. 

Tụ máu dưới màng cứng

Xuất huyết dưới nhện

Chấn thương não trực tiếp

Tổn thương não

Tổn thương tế bào não

Xuất huyết võng mạc mắt 

Tổn thương cổ và tủy sống

Gãy xương (Xương sọ, xương sườn, xương đòn, cánh tay hay chân của bé)

Từ vụ bảo mẫu 'rung, lắc' bé trai sơ sinh gây chú ý dư luận, hội chứng này nguy hiểm thế nào với trẻ em? Ảnh 2
Hội chứng rung lắc ở trẻ em đem lại hậu quả vô cùng nặng nề
 

Ngoài ra hội chứng này còn để lại các để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương não nhẹ có thể làm cho đứa trẻ sẽ chậm phát triển tinh thần, khả năng ăn nói sẽ không được lưu loát, giảm khả năng tiếp thu khi học tập. Nếu trong trường hợp tổn thương não nặng có thể gây nên các biến chứng như bại não, giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu của hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Hội chứng này rất thường gặp ở trẻ em và vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, lại rất khó để phát hiện vì những biểu hiện của hội chứng này khá đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

Từ vụ bảo mẫu 'rung, lắc' bé trai sơ sinh gây chú ý dư luận, hội chứng này nguy hiểm thế nào với trẻ em? Ảnh 3
Hành động rung lắc trẻ em gây ảnh hưởng nặng nề về não của bé

Nó có thể sẽ xuất hiện ngay lập tức sau khi đứa trẻ bị rung lắc và đạt đỉnh điểm sau 3-6 giờ. Dưới đây là một vài triệu chứng điển hình cho thấy trẻ đang gặp hội chứng rung lắc: 

Rối loạn tri giác ở nhiều mức độ

Lừ đừ, vật vã, hoặc hôn mê

Co giật

Giãn đồng tử, không đáp ứng với ánh sáng

Nôn

Chán ăn

Nhịp thở chậm và bất thường

Tư thế nằm đầu ngửa ra sau và lưng cong hình vòng cung 

Mặt, da đầu, cánh tay, lưng hoặc bụng bầm tím

Phương pháp phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ em

Hội chứng rung lắc ở trẻ rất nguy hiểm, tuy nhiên nó vẫn là tình trạng hoàn toàn có thể đề phòng được. Để phòng ngừa điều quan trọng phải ghi nhớ rằng không bao giờ được thực hiện hành động rung lắc, ném hoặc tung hứng, bồng xốc trẻ nhỏ. 

Bố mẹ và người thân đặc biệt là những người trông coi tiếp xúc trực tiếp với bé cần hạn chế những động tác xoay, di chuyển đầu của bạn nhỏ một cách đột ngột. 

Ngừng ngay việc xốc vác trẻ một cách mạnh bạo và gấp gáp, hãy nhẹ nhàng và giảm lực tay tác động vào trẻ. Trong lúc giỡn với trẻ không được tung bé lên, tát, đánh vào đầu, tai hay vào mặt của trẻ. 

Trong lúc trong và giữ trẻ khi bé khóc thì nên tìm nguyên nhân xem bé đang bị vấn đề gì, bị đói, bị sốt,... Phải luôn đối xử với trẻ một cách nhẹ nhàng, không nên giận dữ và có những hành vi tác động mạnh vào trẻ. Cha mẹ nên gửi con mình cho những nhà giữ trẻ, hay người chăm sóc trẻ uy tín, có sự an toàn và phụ huynh hoàn toàn có thể theo dõi con mình. 

Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và học thêm các kiến thức giáo dục nhằm hiểu hơn về sự nguy hiểm của việc rung lắc và có thêm kinh nghiệm trong việc dỗ trẻ khóc.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Ngọc Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất