Sức khỏe

Ấn Độ phê duyệt vaccine ADN đầu tiên trên thế giới, không dùng đến kim tiêm

Song Long
Chia sẻ

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép khẩn cấp vaccine Zydus Cadila, vaccine ADN đầu tiên trên thế giới.

Ấn Độ phê duyệt vaccine ADN đầu tiên trên thế giới, không dùng đến kim tiêm Ảnh 1

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của nhà sản xuất Zydus Cadila. Đây là vaccine ADN đầu tiên trên thế giới chống lại SARS-CoV-2 dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, Reuters đưa tin.

Việc phê duyệt này giúp thúc đẩy chương trình tiêm chủng của Ấn Độ, nhằm mục đích tiêm vaccine Covid-19 cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện vào tháng 12 và mũi tiêm đầu tiên cho những người dưới 18 tuổi, vì quốc gia này vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn virus lây lan ở một số bang.

ZyCoV-D sử dụng một phần vật liệu di truyền từ virus để cung cấp hướng dẫn ADN hoặc RNA tạo ra protein cụ thể mà hệ thống miễn dịch nhận ra và đáp ứng.

Nhà sản xuất cho biết vaccine của họ có hiệu quả chống lại các đột biến mới, đặc biệt là biến thể Delta, và việc tiêm vaccine này được thực hiện bằng dụng cụ không có kim tiêm thay vì dùng ống tiêm truyền thống.

Không giống như hầu hết các loại vaccine cần hai liều hoặc thậm chí một liều duy nhất, ZyCoV-D được sử dụng với ba liều. Zydus Cadila cũng đã gửi dữ liệu đánh giá khả năng tiêm hai liều và có kế hoạch tìm kiếm sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Nhà sản xuất cho biết vaccine của họ có hiệu quả chống lại các đột biến mới, đặc biệt là biến thể Delta, và việc tiêm vaccine này được thực hiện bằng dụng cụ không có kim tiêm thay vì dùng ống tiêm truyền thống.

Nhà sản xuất Cadila Healthcare Ltd, đặt mục tiêu sản xuất 100 triệu đến 120 triệu liều ZyCoV-D hàng năm và đã bắt đầu dự trữ vaccine.

Vaccine Zydus Cadila phòng Covid-19, được hợp tác phát triển với Bộ Công nghệ Sinh học, là loại vaccine thứ hai của Ấn Độ được cấp phép khẩn cấp sau vaccine của Bharat Biotech.

Công ty đã nộp đơn xin cấp phép ZyCoV-D vào ngày 1/7, dựa trên tỷ lệ hiệu quả là 66,6% trong một thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 28.000 tình nguyện viên trên toàn quốc.

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất