Học đường

Thi THPT Quốc gia 2018: Quy luật phát đề, công tác coi thi, chấm thi có nhiều thay đổi

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Để tăng cường tính bảo mật, tính công bằng, khách quan cho kỳ thi, Bộ đã ban hành một số điểm mới trong quy luật phát đề thi theo sơ đồ, lưu giữ chữ ký của cán bộ coi thi, chấm thi để đối chiếu, thu giấy nháp, đề thi cả các vật dụng thí sinh ghi chép liên quan đến đề thi.

Ngày 17/6, Bộ GD&ĐT cho biết, đến thời điểm này có tổng cộng 925.792 thí sinh dự thi. Hiện tại, công tác chuẩn bị tại các địa phương đã sẵn sàng cho việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Năm nay, lịch thi diễn ra từ ngày 24 đến 27/6, Bộ đã ban hành một số điểm mới trong quy luật phát đề thi theo sơ đồ, lưu giữ chữ ký của cán bộ coi thi, chấm thi để đối chiếu, thu giấy nháp, đề thi cả các vật dụng thí sinh ghi chép liên quan đến đề thi…để tăng cường tính bảo mật, tính công bằng, khách quan cho kỳ thi.

Đại diện Bộ GDĐT trao đổi thông tin công tác chuẩn bị tổ chức thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Báo Lao Động.

Cụ thể, mỗi phòng thi có một cán bộ, giáo viên từ trường ĐH, CĐ cùng với một giáo viên phổ thông coi thi. Mỗi điểm thi có một phó điểm trưởng là cán bộ trường ĐH, CĐ.

Thời gian làm bài giữa các môn trong tổ hợp môn KHXH và KHTN cách nhau 10 phút thay vì 20 phút như năm trước.

Năm 2017, quy chế quy định giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi nhưng theo phản ánh thí sinh có thể chép lại đề thi môn trước lên giấy báo dự thi, mặt bàn… Vì thế, năm 2018, toàn bộ vật dụng có dấu hiệu ghi chép lại sẽ đều bị thu hồi.

Đối với môn thi theo hình thức trắc nghiệm, phiếu trả lời của mỗi phòng thi sẽ được in đủ, không in dư so với số lượng thí sinh trong phòng thi.

Nếu thí sinh làm bẩn, rách, nhàu yêu cầu đổi phiếu trả lời phải lập biên bản thu giấy cũ và được thay mới bằng phiếu dự phòng từ trưởng điểm thi. Bài thi cũng được niêm phong an toàn, bảo quản chặt từ khi thu đến khi chấm thi.

Công tác coi thi, năm nay cũng được bổ sung một số việc để đảm bảo quản lý chặt chẽ. Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cán bộ coi thi, chấm thi phải lấy mẫu chữ ký và lưu giữ để đối chiếu so sánh.

Bộ GDĐT cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, đặc biệt trong công tác đăng ký dự thi, các công tác chuẩn bị cho hoạt động tổ chức thi, ra đề thi và chấm thi.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất