Học đường

Những số điện thoại khẩn cấp du học sinh cần lưu lại khi sinh sống tại nước ngoài

Ngọc Quỳnh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Mới đây, trường hợp nữ sinh Việt nghi bị sát hại tại Đức khiến cộng đồng du học sinh vô cùng xôn xao. Những trưởng hợp rủi do có thể xảy đến bất ngờ. Tuy nhiên, rất có thể chúng ta đã tránh khỏi nó chỉ nhờ những SĐT đáng lẽ ai cũng nên lưu trong danh bạ của mình!

Bước chân đến xứ người học tập khi không có gia đình, người thân bên cạnh, các du học sinh phải học cách tự chăm sóc và bảo đảm an toàn cho bản thân. Mặc dù không ai muốn gặp phải nguy hiểm, tình huống xấu nhưng không ai nói trước, ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Chúng ta nên chuẩn bị kỹ càng để hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Nếu bạn du học ở Mỹ thì dễ rồi, chỉ cần lưu số 911 để gọi trong tất cả trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu không phải như vậy, hãy đăng ký ngay chương trình Người Du Hành Thông Minh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kì tại step.state.gov. Chúng vô cùng quan trọng vì Bộ Ngoại Giao Hoa Kì đã liệt kê tất cả số khẩn cấp của từng quốc gia.

Mỗi du học sinh hãy luôn lưu trong danh bạ số điện thoại khẩn tại nơi mình sinh sống và học tập.

Mỹ. Khi có chuyện khẩn cấp chỉ cần nhấn số 911.

Vương Quốc Anh

+ 101 được coi là phí dịch vụ của đường dây nóng cho những cuộc gọi không mang tính khẩn cấp, chẳng hạn như báo cáo một vụ phạm tội. Bạn có thể tốn 15 xu để gọi 101.

+ 112 chuyển hướng bạn đến những dịch vụ khẩn cấp tại địa phương (112 được nhiều người sử dụng hơn cả)

Nhật Bản

+ 119: Cấp cứu - cứu hỏa. khi gọi, bạn phải nói rõ ràng cho nhân viên tổng đài nghe là có người bị thương, cần xe cấp cứu hay xảy ra hoả hoạn để họ có hướng xử lí phù hợp kịp thời. Trường hợp hỏa hoạn: báo địa chỉ, vị trí cháy cụ thể, số điện thoại và tên của mình. Trường hợp cấp cứu: báo địa chỉ cụ thể; giới tính, tuổi và tình trạng bệnh; số điện thoại và tên của mình.

+ 110: Cảnh sát.

+ 118: Tai nạn hàng hải.

+ #9910: Gặp sự cố khẩn cấp trên đường phố.

Đất nước Nhật Bản.

Hàn Quốc

+ 119: Trạm cứu hỏa.

+ 112: Đồn cảnh sát. Trường hợp không có hành vi phạm tội nhưng có điều bất thường cũng có thể sử dụng số này nhưng nếu không phải là trường hợp khẩn cấp thì có thể gọi đến tổng đài điện thoại tư vấn của đồn cảnh sát: 182.

+ 1339: Tư vấn bệnh viện.

+ 1345: Trung tâm tư vấn tổng hợp người nước ngoài.

+ 02-739-2065: Đại sứ quán Việt Nam.

Đức

+ 110: Cảnh sát

+ 112: Cứu hỏa hoặc xe cứu thương

Tại Đức, nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra khi bạn đang lái xe, có những hòm cảnh sát được đặt bên đường để gọi sự giúp đỡ. Những tấm biển có hình mũi tên chỉ đường đến hòm gần nhất.

Ý 

Tại Ý, Cảnh sát dân sự (polizia) và Cảnh sát quân sự (carabinieri) có vai trò đan xen với nhau.

+ 112: Cảnh sát quân sự

+ 113: Cảnh sát dân sự

+ 115: cứu hỏa

+ 118: cứu thương

Lưu ý, số điện thoại trong lãnh thổ Ý cũng được phủ màu:

+ Màu xanh lá cây thường có nghĩa đó là những số điện thoại không tính phí trong lãnh thổ Ý. Những số này phải bắt đầu bằng “800” hoặc “147”;

+ Màu xanh da trời được dùng để tường trình về lạm dụng trẻ em;

+ Màu hồng dùng cho lạm dụng phụ nữ;

+ Màu tím dùng cho các loại lạm dụng khác;

+ Và màu đỏ được dùng để gọi các dịch vụ phụ sản.

Một số dịch vụ có thể không sử dụng được nếu bạn dùng điện thoại di động tại Ý.

Pháp

+ 112 (số này có thể gọi từ điện thoại di động): Nếu bạn không nói được tiếng Pháp, sẽ có những biên dịch viên dịch cuộc gọi cho bạn.

+ Để liên lạc trực tiếp với cảnh sát, hãy gọi 15.

+ Nếu đó là trường hợp y tế khẩn cấp, bạn nên gọi 17.

+ Hãy gọi 115 nếu đó là trường hợp xã hội khẩn cấp.

+ Pháp cung cấp số khẩn cấp 114 cho những người khiếm thính hoặc bị điếc.

Mexico

+ 066: Cảnh sát.

+ 065: Cứu thương.

Trung quốc

+ 110: Cảnh sát.

+ 120: Cứu thương.

+ 119: Cứu hỏa.

Chia sẻ

Bài viết

Ngọc Quỳnh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất