Học đường

Điểm danh những môn học khiến sinh viên nào cũng sợ 'xanh mặt' khi bước vào Đại học

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Có nhiều người vẫn nghĩ, hoàn thành 12 năm phổ thông là đã vượt qua mọi khó khăn, áp lực học hành. Tuy nhiên, chỉ những ai đã từng học ĐH mới thấu hiểu việc "học lại – thi lại” bởi ở đại học sẽ có những môn học đáng sợ hơn toán – lý – hóa – văn – sử - địa gấp trăm hay thậm chí nghìn lần.

Những môn học sau đây đảm bảo sẽ khiến sinh viên chỉ nghe đến tên đã “nản toàn tập”:

Triết học

Những triết lí hàn lâm, trừu tượng và khó hiểu của bộ môn triết học Mác-Lênin đã ám ảnh biết bao thế hệ sinh viên. Môn học này đòi hỏi tư duy và chất xám rất cao nên nếu chỉ học theo kiểu thuộc lòng thì bạn cũng đừng hy vọng đạt kết quả tốt ở các kì thi. Thêm nữa, kiến thức môn này vô cùng nhiều mà lại toàn là thuật ngữ chuyên ngành nên dù có muốn học vẹt cũng rất khó.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy đối với môn học này còn khá hạn chế, thậm chí là khô khan, không lôi cuốn được sinh viên nên dẫn đến tình trạng sinh viên nghe giảng một chút là buồn ngủ, thầy giảng bao nhiêu sinh viên cố gắng chép bấy nhiêu nhưng đến lúc đọc lại thì không hiểu mình đã viết cái gì!

Đề thi môn Triết học khiến nhiều sinh viên ngán ngẩm.

Ngoài ra, cách giảng viên ra đề cũng thật oái ăm. Đa số các trường đều ra đề tự luận mở, dựa và kiến thức hàn lâm trong giáo trình để phân tích những tình huống thực thế. Vậy nhưng ngay cả đọc sách cũng không hiểu gì thì làm sao sinh viên phân tích nổi tình huống đời thực. Vậy nên cứ hễ nói đến Triết học, ai nấy chỉ mong được 5 điểm để qua môn, Đây có lẽ cũng là môn học mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải lắc đầu sợ hãi mỗi khi được nhắc đến. Thậm chí nhiều năm sau khi nhắc lại, các cựu sinh viên vẫn không khỏi ám ảnh.

Xác suất thống kê

Các bạn sinh viên thường truyền tai nhau rằng đây là môn học siêu khó. Công thức ở môn này thì nhiều vô số nhưng vấn đề lớn nhất là sinh viên chẳng biết áp dụng ra làm sao. Nhiều sinh viên không qua nổi môn này, mà có qua được thì cũng nằm ở khoảng điểm vừa đủ.

Thậm chí, tình trạng học thật nhiều nhưng vẫn “rớt” nên việc học lại môn này là chuyện “thường ngày ở huyện”. Thậm chí có nhiều sinh viên phải học đi học lại đến mấy lần môn này.

Nhằm cải thiện điểm số thi cử môn xác suất thống kê, sinh viên các trường đại học đã lập ra rất nhiều nhóm, hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức học tập cũng như thi cử nhưng xem chừng vẫn chưa thật sự khả quan. Hàng năm, tình trạng sinh viên rớt môn và học lại vẫn nhan nhản.

Toán cao cấp

Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn luôn thắc mắc: “Ứng dụng thực tiễn của Toán cao cấp là gì?”.

Tuy nhiên, đây là môn học bắt buộc đối với các bạn theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật. Dù vậy, rất nhiều sinh viên khi nghĩ về môn học này vẫn “rùng mình” như vừa gặp một cơn “ác mộng”. Bởi vì mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời phổ thông.

Đề thi toán cao cấp 2 khiến nhiều người chếnh choáng. So với loạt công thức đại số, hình học không gian ở thời phổ thông thì đúng là kinh khủng khiếp hơn nghìn lần. Vậy nên các bạn học sinh đừng nghĩ tốt nghiệp cấp 3 rồi thì sẽ được nói lời tạm biệt với môn Toán nhé!

Logic học

Đây là một môn học đòi hỏi tính tư duy trừu tượng cao với những ký tự, phép toán và nhiều kiến thức phong phú mang nội dung về xã hội. Mức độ khó nhằn của nó khiến bao thế hệ sinh viên phải “dở khóc dở cười” vì lúc học cũng thấy ổn ổn đấy nhưng đến lúc thi thì lại đảo lộn tất cả, tình trạng không hiểu đề, không biết cách giải đề là thực trạng chung khi thi logic học.

Với nhiều sinh viên, Logic học cũng là một trong những môn học kinh điển khiến sinh viên phải lo ngại trong số các môn học đại học. Theo đánh giá của nhiều lứa sinh viên đi trước, điểm học phần môn này của các bạn không thực sự xuất sắc, thậm chí là rớt môn, học lại, thi lại cũng là điều dễ hiểu.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Hai môn học này đòi hỏi sự kiên trì và mức độ tỉnh táo vô cùng lớn bởi lẽ đây là hai môn học dễ gây buồn ngủ nhất cho những tân sinh viên.

Có rất nhiều kiến thức lịch sử xen lẫn Triết học mà sinh viên cần phải nằm lòng mới hòng kinh qua kỳ thi hết môn.

Khi tiếp nhận kiến thức từ 2 môn này, các bạn có cảm tưởng như đang được học lại môn lịch sử lớp 12 nên dễ tạo cho sinh viên có cảm giác vừa thân quen vừa xa lạ, cùng với phương pháp giảng dạy “đọc - chép - rèn luyện vở sạch chữ đẹp” khiến sinh viên nảy sinh tâm lý chán nản.

Đề thi cuối kỳ của hai môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ yếu thi theo hình thức đề mở, đối với những bạn chuyên ban xã hội thì kiểu gì cũng có thể được vài trang giấy. Tuy nhiên, đối với sinh viên khối ngành kinh tế - kỹ thuật thì quả là cực hình.

Giải phẫu học

Giải phẫu học là môn học yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị lòng dũng cảm theo đúng nghĩa đen của nó. Với những sinh viên y khoa thì đây là môn học đặc thù, là môn học cơ sở quan trọng trang bị những kiến thức nền tảng cho những y, bác sĩ trong tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là môn học gây ám ảnh bởi Giải phẫu học là môn học mà các sinh viên sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với cấu trúc cơ thể người trên “tử thi” được hiến tặng.

Kiến thức giải phẫu siêu khó, phức tạp mà chỉ cần sai một ly là đi một dặm.

Tận tay các sinh viên phải tiến hành mổ xẻ, bóc tách từng bộ phận cơ thể người quả thực không phải là một điều dễ dàng - nhất là với những bạn yếu tim quả thực là một cực hình.

Mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý khá kỹ lưỡng nhưng tình trạng sinh viên bị sốc và ngất xỉu trong giờ học giải phẫu là chuyện hết sức bình thường. Nhiều sinh viên không chịu nổi “cú sốc” này mà bị ám ảnh, sợ hãi cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Thậm chí có trường hợp phải từ bỏ giấc mơ y khoa của mình vì không đủ can đảm thể theo học được.

Thể dục

Thoạt đầu mới nghe, các bạn sẽ thấy mâu thuẫn đúng không? Bởi vận động thể chất là vô cùng có lợi, vậy tại sao nhiều sinh viên lại không thích môn học này. Thứ nhất, đa số sinh viên coi thể dục chỉ là môn học phụ, và kết quả của nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bảng điểm tổng kết cùa mình, đành sinh ra tâm lý lơ là và không muốn học. Điểm cao thì cũng chẳng được gì mà điểm thấp cũng chẳng sao.

Thứ hai là do sinh viên ít cơ hội được chọn môn thể thao mà mình ưa thích. Những môn học thể dục bắt buộc như bóng chuyền, cầu lông, thể dục nhịp điệu… khiến nhiều người ngán ngẩm.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất