Học đường

Các trường đại học thế giới thất thu vì đại dịch

Theo CAND
Chia sẻ

Lĩnh vực nào của nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19: xây dựng, bán lẻ, vận chuyển hay phục vụ ăn uống? Tất cả các đáp án trên đều sai. Câu trả lời là giáo dục.

Nhiều người thậm chí không nghĩ rằng, giáo dục là một phần của nền kinh tế. Tuy nhiên, tiền là nguồn sống của giáo dục – nguồn tiền đến từ các cựu sinh viên giàu có, chi phí ăn uống và chỗ ở, cơ sở hội nghị, và nhiều nhất trong số đó là học phí hàng năm của sinh viên. Rắc rối của việc kinh doanh giáo dục hiện nay là nó bị tổn thương lớn bởi đại dịch Covid-19.

Các trường đại học ở Australia, như Đại học Sydney từ lâu đã cố gắng thu hút sinh viên đến từ Châu Á. Ảnh: BBC

Nguồn thu rất lớn

Điều này khiến các trường đại học sử dụng tiếng Anh đặc biệt gặp khó khăn. Những trường này có xu hướng thu học phí sinh viên trong nước rất lớn, và kiếm tiền từ việc phục vụ chỗ cho số học sinh này. Trong khi đó, sinh viên nước ngoài trở thành nguồn thu nhập khổng lồ của nhiều trường đại học. Ví dụ, ở Anh, sinh viên đại học đến từ các nước bên ngoài Anh và EU có thể bị tính học phí hàng năm tới 58.600 bảng thay vì 9.000 bảng tiêu chuẩn. Vì vậy, đối với các nền kinh tế phát triển, một trong những thành công kinh tế gần đây nhất là thu hút sinh viên từ nước ngoài.

Simon Marginson, giáo sư giáo dục đại học tại Đại học Oxford cho biết, sự gia tăng của các tầng lớp trung lưu trên khắp thế giới là một lợi thế đối với các trường đại học phương Tây. “Tầng lớp trung lưu toàn cầu đã phát triển bởi những bước nhảy vọt trong những thập kỷ gần đây và bất cứ ai trong nhóm đó cũng có thể gửi con cái họ ra nước ngoài để học tập,” ông nói.

Những nước “chiến thắng” trong vấn đề này là Mỹ, Anh và Australia. Với hệ thống giáo dục tuyệt vời dạy bằng tiếng Anh, họ có thể thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Tại Mỹ, sinh viên nước ngoài ước tính mang lại 45 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Mỹ. Ở Australia, sinh viên nước ngoài đóng góp hơn 30 tỷ AUD (20 tỷ USD) cho nền kinh tế mỗi năm. Andrew Norton, giáo sư thực hành chính sách giáo dục đại học tại Đại học Quốc gia Australia cho biết nước này đã cố gắng thu hút sinh viên nước ngoài từ Châu Á kể từ những năm 1980. Australia có một số lợi thế khác biệt đẻ thu hút những sinh viên này. “Chúng tôi ở cùng múi giờ, khí hậu rất thuận tiện và nhiều người có khả năng di cư đến đây”, ông Norton cho biết.

Bị giảm mạnh

Nhưng chính quyền Canberra đã không giúp đỡ ngành giáo dục trong đại dịch này. Thủ tướng Scott Morrison thậm chí còn nói rằng, các sinh viên nước ngoài nên cân nhắc quay trở lại Australia nếu không thể tự lo cho mình trong thời gian phong tỏa. Thông điệp này sẽ khiến các sinh viên mới cảm thấy không được chào đón trong tương lai và theo giáo sư Norton, vấn đề này sẽ tạo ra “một hiệu ứng đường ống”. “Nếu sinh viên không bắt đầu khóa học trong năm nay, thì họ sẽ không ở đây trong 3 năm tới”, ông nói, có nghĩa là các trường đại học sẽ mất thu nhập trong nhiều năm tới.

Không chỉ ở Australia, tại Mỹ, trường đại học là một doanh nghiệp lớn. Một số trường đại học lâu đời nhất và nổi tiếng nhất có hàng nguồn tiền dự trữ lớn và thu phí sinh viên rất cao cũng đang gặp khó khăn do lệnh phong tỏa. Nhiều sinh viên nước ngoài đang yêu cầu trường trả lại phí đối với các bài học bị mất. Các trường đại học Mỹ cũng mất một khoản tiền lớn từ việc phục vụ ăn uống và chỗ ở cho sinh viên. Sinh viên ở Anh cũng kêu gọi hoàn tiền.

Vijay Govindarajan, giáo sư nổi tiếng tại Trường Kinh doanh Tuck tại Đại học Dartmouth, cho biết: “Tôi không biết làm thế nào chúng ta có thể mở lại các lớp học vào mùa thu năm nay”. Giáo sư Marginson cho rằng dù các trường đại học đã vội vã chuyển các khóa học sang hình thức trực tuyến, thì rõ ràng chúng không thể hấp dẫn như trước đây. “Nếu được lựa chọn, sinh viên sẽ chọn cách dạy học trực tiếp. Học trực tuyến không có uy tín, không chỉ với các nhà tuyển dụng mà với cả xã hội nữa”, ông Marginson cho biết.

Tại Anh, Đại học Cambridge thông báo, tất cả các bài giảng của trường sẽ được dạy trực tuyến trong năm học tiếp theo. Tuy nhiên, họ cho biết sẽ xem xét tình hình nếu hướng dẫn của chính phủ thay đổi. Iram Ghufran, sinh viên sau đại học tại Đại học Westminster ở London, đến từ New Delhi, Ấn Độ, cho rằng các lớp học trực tuyến sẽ không thu hút các sinh viên nước ngoài. “Nếu một sinh viên đến từ Bắc Kinh chi rất nhiều tiền để học ở London, họ muốn ở đó để có kinh nghiệm chứ không phải để học trực tuyến. “Nếu tôi dự định đăng ký vào một trường đại học ở phương Tây vào mùa thu này, tôi sẽ nghĩ đến việc hoãn lại cho đến năm sau”, Ghufran nói.

Các trường đại học trên khắp thế giới nhanh chóng chuyển sang giảng dạy trực tuyến và từ xa. Họ không có lựa chọn nào khác, và đó là cách duy nhất để họ có thể kiếm được một ít tiền. Nhưng không rõ có bao nhiêu trường đại học sẽ sống sót sau đại dịch.

Chia sẻ

Bài viết

Theo CAND

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất