Học đường

Bao giờ sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại hết hiệu lực?

Vương Phi
Chia sẻ

Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng với đó là chương trình các môn học thì lúc đó tài liệu tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục cũng như là sách giáo khoa hiện hành sẽ hết hiệu lực.

Thời gian gần đây, sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Điều đáng chú ý là theo thống kê của Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, trong năm 2018 - 2019, cả nước có 49 tỉnh thành dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục, với gần 800.000 học sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cuôn sách này không được coi là SGK và áp dụng bắt buộc đối với tất cả các trường học trên cả nước.

Trong phiên trả lời ĐBQH về dự thảo luật Giáo dục sửa đổi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, Chính phủ hiện nay chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt.

Tuy nhiên, làn sóng quan tâm đến cuốn sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vẫn không dừng lại. Bất chấp nhiều ý kiến ủng hộ cải tiến mới trong phương pháp dạy và học của GS Hồ Ngọc Đại, một số người vẫn cho rằng, cách đọc “hình vuông, hình tròn, hình tam giác” gây khó hiểu và lo ngại cuốn sách này sẽ được áp dụng rộng rãi.

Ảnh: Lao động.

Trước vấn đề này, tối 12/9, ông Nguyễn Đức Hữu (Phó Vụ trưởng phụ trách vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GD-ĐT đã chia sẻ về thời điểm hết hiệu lực của tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục. Theo đó, Bộ GD-ĐT sắp sửa ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng với đó là chương trình các môn học thì lúc đó tài liệu tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục cũng như là sách giáo khoa hiện hành sẽ hết hiệu lực.

Sau đó, căn cứ vào chương trình mới bộ GD-ĐT sẽ thẩm định và lựa chọn những tài liệu nào, bộ SGK nào đạt quy định“, Phó Vụ trưởng Hữu chia sẻ trên báo Người đưa tin.

Theo ông Hữu, Nghị quyết 88 của Quốc hội sẽ ban hành một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa, điều này mở ra cơ hội cho các tác giả có thể biên soạn sách giáo khoa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của chương trình.

Chúng ta có thể có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học cũng như cách tiếp cận, để giúp học sinh đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng. Tôi nghĩ các bậc phụ huynh sẽ hết sức an tâm, tin tưởng các thầy cô giáo có phương pháp để học sinh học một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn“, dẫn theo Người đưa tin.

GS Hồ Ngọc Đại.

Trước đó, khi trả lời báo Lao động về việc có hay không lợi ích nhóm trong việc triển khai tài liệu “Công nghệ giáo dục”, ông Nguyễn Đức Hữu cũng từng khẳng định: “Ở đây không có lợi ích nhóm. Tất cả vì lợi ích của học sinh. Nếu chúng ta không đổi mới thì chấp nhận sự phẳng lặng, nhưng khi chúng ta đổi mới thì cũng có những cái gợn lên. Trong quá trình đổi mới tất nhiên sẽ có các ý kiến trái chiều, chúng ta phải chấp nhận dư luận xã hội.

Tài liệu “Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục” đã triển khai gần 40 năm nay và phải nói rằng có những ưu điểm nhất định mới có thể tồn tại và được giáo viên, học sinh đón nhận như thế. Tuy nhiên trước thực trạng có dư luận trái chiều, vì có những cái không như truyền thống nên họ thấy lạ, nhưng chúng tôi thấy rằng đây là những bài học để có thể làm tốt công tác truyền thông tới đây, tránh những dư luận như vừa rồi”.

(Tổng hợp)

Chia sẻ

Bài viết

Vương Phi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất