Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Đau đầu vì sếp có thói quen gác chân thẳng lên ghế lái, tài xế nhờ cộng đồng mạng 'mách nước' cách xử lý

Người sếp ngồi ghế sau xe ô tô nhưng luôn có thói quen gác chân lên ghế lái, nhiều lúc còn đưa chân lên gần mặt tài xế. Hành động của vị sếp này đang bị cộng đồng mạng đánh giá là thiếu tôn trọng cấp dưới và có thể xảy ra nhiều tình huống mất an toàn.

Làm công việc lái xe cho sếp cần nhiều đức tính như cẩn thận, chu đáo, không “tọc mạch” và quan trọng nữa đó là biết chịu đựng. Ngồi ở vị trí vô lăng, người tài xế đôi khi phải chịu nhiều điều phiền toái do sếp mình mang lại nhưng không thể phản kháng.

Câu chuyện dưới đây của 1 tài xế có tên A.T chia sẻ trên mạng xã hội là 1 ví dụ. Bất mãn với người sếp có thói quen gác chân lên thẳng ghế lái, anh phải chia sẻ cùng cộng đồng mạng nhờ “mách nước” cách xử lý.

Bài đăng của anh A.T trên Facebook - Ảnh chụp màn hình

Theo đó, anh A.T chia sẻ: “Em làm lái xe, còn ảnh đây là sếp em. Mọi người tư vấn giùm xem em phải làm thế nào để ông ấy bỏ chân ra, có hôm thì đưa lên gần mặt em, chứ ngày nào cũng thế này em sắp ức chế mà sợ mình dại dột…

Em đã nói ý tứ lịch sự mà không được, hình như ông ấy đã thành thói quen… Không chửi bậy mọi người nhé vì ngoài cái tật này ra thì sếp em cũng khá ok.

Thật sự nhiều lúc chỉ muốn đạp cho lão ấy phát bảo bỏ chân xuống để em lái xe mà em nghĩ cảnh làm thuê thì phải cam chịu tí, rồi còn có tiền mua sữa cho con… Mọi người tư vấn cho em với, em xin cám ơn chân thành”.

Hình ảnh người sếp của anh A.T ngồi ghế sau nhưng chân lại gác lên trước - Ảnh: A.T


Trong loạt ảnh được anh A.T chia sẻ, người sếp của anh ngồi ở ghế sau nhưng duỗi chân thẳng lên phần khoảng trống giữa 2 ghế trước, ngay sát cần số. Theo lời kể của anh T., người sếp này đôi lúc còn gác chân lên sát mặt anh, hành động đó khiến cộng đồng mạng chỉ trích, cho rằng thiếu tôn trọng tài xế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Anh N.D.P bình luận: “Sếp này kì quá, gác chân lên thẳng mặt tài xế như vậy không có sự tôn trọng nào cả. Ai cũng thế thôi, bị người khác đưa chân đến mặt rất ức chế. Đề nghị tài xế thuê sếp mới!”.

“Chân ổng để sát cần số luôn, nhỡ chân đạp vào 1 phát, hoặc vướng víu khiến tài xế không kịp xử lý những pha bất ngờ là mất mạng như chơi” - anh T.K nêu quan điểm.

Nhiều người khác có lẽ hiền hơn thì lại góp ý với anh A.T rằng nếu người sếp không làm gì khác quá đáng thì nên nhịn để tránh mất lòng, có thể hợp tác lâu dài.

“Bạn nói ngoài việc gác chân thế này thì ông sếp vẫn ok? Vậy là tốt rồi đấy bạn ạ. Chứ nhiều ông sếp khác còn xấu tính hơn, hay chửi bới, sai vặt cơ. Thôi thì làm việc với nhau quan trọng hiểu tính nhau để gắn bó lâu dài, chín bỏ làm 10 nhé” - chị N.A viết.

Ảnh minh họa

Và quay lại trọng tâm của câu chuyện là giúp anh A.T tìm ra giải pháp để người sếp bỏ thói quen gác chân, nhiều ý kiến đã được đóng góp. Theo đó, cách trao đổi thẳng thắn được nhiều người đồng tình nhất.

Anh V.D đưa ý kiến: “Tôi lái xe cho sếp tôi cũng gần 10 năm nay rồi. Quan trọng là mình phải nêu được chính kiến để sếp hiểu, cứ im lặng hoặc nói bóng gió người ta không hiểu mình lại ấm ức thôi. Đàn ông với nhau cứ nói toạc ra, có thể mất lòng trước nhưng được lòng sau”.

Ngoài ra, nhiều ý kiến khác mang tính chất hài hước cũng được đưa ra như: cù lòng bàn chân, lấy bút bi vẽ vào chân hay “nham hiểm” hơn là thử phanh gấp cho ông sếp 1 lần ngã nhớ đời.

Có thể thấy qua câu chuyện trên, mỗi hành vi vô tư tưởng chừng không đáng bận tâm của ta lại có thể gây sự khó chịu, mệt mỏi cho người khác. Dù ở địa vị nào, việc chú ý hành xử của mình với người khác là điều nên được cân nhắc và chú ý hơn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Helino

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc