Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Tiến sĩ triết học hát nhạc Bolero khiến các nhà khoa học thay đổi quan điểm về nghệ thuật

Tiến sĩ Nguyễn Duy Cường trải qua các vòng thi đã có mặt trong Top 3 chung cuộc Thần tượng Bolero 2018. Điều này khiến các nhà khoa học thay đổi góc nhìn về nghệ thuật.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Cường từ một cậu học trò có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nỗ lực vươn lên trở thành giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, Duy Cường trở thành tiến sĩ Triết học khi tròn 26 tuổi.

Quãng thời gian gần đây, Duy Cường có tham dự cuộc thi Thần tượng Bolero và xuất sắc có mặt trong top 3 chung cuộc. Mới đây, khi tham dự “Lễ Công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2018”, Duy Cường đã thể hiện 2 ca khúc Nước Mắt Mẹ Hiền, Liên khúc Trót Dại - Tình Chỉ Đẹp.

Tiến sĩ Triết học trẻ nhất Việt Nam.

Tại buổi lễ, khi được hỏi cảm xúc về việc một tiến sĩ khoa học đi thi cuộc thi ca nhạc, GS.TS. Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội cho biết: “Đây là một trường hợp đặc biệt, đối với Cường thì không đặc biệt! Đặc biệt vì những người làm khoa học ít khi tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhất là các cuộc thi ca nhạc. Các thí sinh dự thi phải được rèn luyện, đào tạo lĩnh vực âm nhạc từ bé. Tuy nhiên cũng không đặc biệt bởi Cường chọn dòng nhạc Bolero.

Em ấy sinh ra trong một gia đình nghèo, khó khăn và trải qua quá trình học tập rèn luyện hết sức vất vả. Khi chọn đề tài làm luận án tiến sĩ, Cường cũng chọn 1 đề tài đặc biệt đó là cái Bi trong cuộc sống và nghệ thuật. Đa phần những người khác khi chọn đề tài Triết học sẽ là cái Đẹp, cái Cao Cả; họ sẽ phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Còn cái Bi, cái Hài ít được chọn. Cường chắc do hoàn cảnh gia đình mà dòng Bolero lại mang tính chất đau khổ, buồn. Tôi nghe Cường hát cũng cảm nhận được tình cảm đặc biệt ấy. Cường hát từ cái tâm của mình”.

Duy Cường là tiến sĩ đầu tiên hát trong lễ phong hàm giáo sư.

Sau khi theo dõi Duy Cường tham dự cuộc thi, thầy Đức đánh giá: “Về mặt kỹ thuật chưa chắc đã bằng những người khác nếu như người ta được đào tạo bài bản. Thế nhưng Cường lại hơn mọi người là hát từ tâm. Tham gia cuộc thi Thần tượng Bolero, Cường chọn các bài rất đi vào lòng người. Lúc đầu khi Cường đi thi, tôi cũng đánh giá khá bình thường. Khi tốt nghiệp tiến sĩ, Cường có nói với tôi là em xin về Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trong lúc chờ việc muốn đi thi Bolero. Tôi có hỏi em hát được chưa thì Cường nói em đã hát ở các phòng trà.

Lúc ấy, tôi nghĩ đi thi cho vui, Cường còn nói em thi 1 vài vòng rồi xin thôi để tập trung vào công việc. Tôi có khuyên nếu được vào các vòng trong thì không nên bỏ vì tất cả các hoạt động của con người đều là thử nghiệm để trải nghiệm khả năng của mình. Dưới sự hướng dẫn của thầy Ngọc Sơn, Cường hát bằng cảm nhận của cuộc đời”.

Đặc biệt, khi Duy Cường lọt vào top 3 chung cuộc của cuộc thi, thầy Đức càng ngày càng tin học trò của mình sẽ trở thành quán quân.

Video

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết An Nhiên

Được quan tâm

Tin mới nhất