Mở đầu cho các hoạt động hợp tác là sự kiện Kỷ niệm 50 năm thành lập Tổ chức Special Olympics Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Thể dục Thể thao quận 4, TP.HCM. Ban lãnh đạo và đông đảo nhân viên FWD đã tham gia làm tình nguyện viên và cùng các vận động viên thi đấu các môn thể thao đặc trưng như bóng đá, bóng gỗ, kéo co…
Ông Anantharaman Sridharan, Tổng giám đốc FWD (trái) cho biết: “Tôi rất vui khi nhiều nhân viên và lãnh đạo cấp cao của công ty đã rất tâm huyết với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng cũng như đã chủ động tham gia vào các sự kiện và hoạt động của Tổ chức Special Olympics.
Mong muốn của chúng tôi là hỗ trợ cho những người thiểu năng trí tuệ tìm thấy sự tự tin và cơ hội để nhận ra tiềm năng của mình đối với cộng đồng xã hội. Với sự hợp tác giữa Tổ chức Special Olympics và FWD, tôi hy vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường hiểu biết và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho những người thiểu năng trí tuệ”.
Special Olympics là một tổ chức từ thiện hỗ trợ việc tập luyện và thi đấu quanh năm với rất nhiều môn thể thao đa dạng, tương tự các môn thi đấu tại Thế vận hội Olympics dành cho trẻ em và người lớn thiểu năng trí tuệ. Bên cạnh các hoạt động thể thao, Special Olympics còn là tổ chức lớn nhất thế giới về chăm sóc sức khỏe cho những người thiểu năng.
Theo chương trình hợp tác, FWD Việt Nam và Tổ chức Special Olympics Việt Nam sẽ thực hiện chương trình Vận động viên lãnh đạo (Athlete Leadership) và Trường học hòa nhập (Unified Schools) nhằm hỗ trợ cho người thiểu năng trí tuệ tại Việt Nam.
Chương trình Vận động viên lãnh đạo trong vòng 3 năm sẽ giúp đào tạo 30 vận động viên thiểu năng trí tuệ phát triển các kỹ năng phát triển nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Chương trình cũng sẽ huấn luyện cho 15 cố vấn viên, người sẽ theo sát và hỗ trợ các vận động viên lãnh đạo phát huy các kỹ năng được học.
Trong khi đó, chương trình Trường học hòa nhập sẽ giúp kết nối hơn 350 bạn trẻ nhằm giúp thay đổi những quan niệm chưa đúng về người thiểu năng trí tuệ thông qua các hoạt động thể thao và phi thể thao để từ đó nâng cao nhận thức của mọi người và giúp người thiểu năng trí tuệ hòa nhập với cộng đồng.
Ông Anantharaman Sridharan, Tổng giám đốc FWD trực tiếp tham gia thi đấu và cổ vũ cho các vận động viên ở bộ môn bóng gỗ.
Các vận động viên đặc biệt dốc hết mình để đem về giải thưởng cho đội nhà ở bộ môn kéo co.
Đại diện FWD và Special Olympics Việt Nam trao giải thưởng cho đội chiến thắng. Đây được xem là một chương trình đầy tính nhân văn của FWD và Special Olympics góp phần làm thay đổi cái nhìn của mọi người với người thiểu năng đồng thời động viên họ có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.