Ý tưởng là một tính năng cần thiết và xác định đặc tính tư duy của con người. Trong ý nghĩa phổ biến, một ý tưởng phát sinh theo một phản xạ, một cách tự phát. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thiết kế, ý tưởng là sự khởi đầu, đồng thời cũng là cốt lõi thẩm mỹ của sự sáng tạo. Cốt lõi đó mang tính “original” , chỉ khi nó phải là những điều hoàn toàn mới mẻ và độc đáo.
Ví dụ dễ hiểu nhất về “original idea” chính là logo của Nike. Với ý nghĩa là đại diện cho những chiến binh dũng cảm và vĩ đại, logo Nike Swoosh diễn tả chiếc cánh của bức tượng thần vĩ đại ở Hy Lạp, vị nữ thần chiến thắng. Thật đáng ngạc nhiên khi biết “The Swoosh” - logo hoàn hảo với tiêu chí: Đơn giản, năng động, chắc chắn này được thiết kế bởi Crolyn Davidson vào năm 1971 chỉ với 35 USD (tương đương 730.000 VND). Đến năm 1995, “The Swoosh” chính thức được đăng ký bản quyền và trở thành một trong những logo mang lại hiệu quả kinh doanh nhất thế giới. Cho đến nay, Nike vẫn chưa hề có ý định “sáng tạo” gì thêm cho hình ảnh thương hiệu của họ.
Câu chuyện sáng tạo trong giới thiết kế đang là một câu chuyện nóng hừng hực và gây ra rất nhiều tranh cãi. Ý tưởng là một thứ vô chừng, nó có thể là “một phát minh mới”, có thể trùng lặp, có thể phát triển từ một ý tưởng khác. Thực sự một ý tưởng, một idea của bạn có thể bắt nguồn từ chính bản thân bạn hoặc từ trăm ngàn thứ xung quanh cuộc sống hàng ngày.
Sự sáng tạo là một “môn học” mà bạn phải học hỏi hằng ngày, vì bất cứ cái gì của con người, đều có giới hạn, nhất là chất xám. Trong câu chuyện Maxk Nguyễn, những sự trùng hợp, tham khảo ý tưởng từ nhiều nguồn trên Internet, thực sự là một câu chuyện “không của riêng ai”. Google, Pinterest, Behance, Youtube,…là những “công cụ” đắc lực nhất để bạn “năng nhặt chặt bị”.
Mới đây nhất, ca khúc “Đâu chỉ riêng em” của Mỹ Tâm được nhiều cư dân mạng đã cảm thấy có sự giống nhau với một ca khúc nhạc Hoa với tên tiếng Việt tạm dịch là “Tình lay động lòng nhói đau”. Đặc biệt là ở phần điệp khúc khiến nhiều người thắc mắc. Theo Mỹ Tâm: “Với dòng hoà âm trong đoạn điệp khúc, nếu chỉ cần bắt đầu bằng note “mi sol la” thì giai điệu tiếp theo sẽ rất dễ viết ra như vậy, nên có thể ở đâu đó trong đầu Khắc Hưng tự nhiên nảy ra mà không hề biết rằng đã có một nhạc sĩ họ cũng đã viết như vậy”.
“Cái quan trọng là phải show ra được process, quá trình bạn hình thành ý tưởng. Trùng 70% mà publish sau chắc chắn sẽ bị kiện nếu tác giả đầu tiên muốn làm thế. Sự trùng hợp diễn ra có thể 1 lần, 2 lần, thậm chí 3 hoặc 4 lần. Nhưng cách hình thành ý tưởng, màu sắc, sẽ có định hướng riêng.” - Graphic Designer Nguyễn Nhựt cho biết.
Thực ra, ý tưởng sáng tạo không hề là một thứ có thể “phát minh” mãi mãi. Nhất là việc trên Trái Đất hiện nay hơn 7 tỷ người và trải qua trăm triệu năm phát triển cũng như “hao mòn” thì bản chất “original idea” đã dần cạn kiệt, việc kể cả Việt Nam hay các quốc gia khác trước khi bắt tay vào làm cái gì đó đều tham khảo các ý tưởng có sẵn trên Internet là một thói quen hiển nhiên và mang tính tiếp thu học hỏi, nên việc sáng tạo ra idea gốc là cực kì khó, đôi khi không thể.
Vấn đề “lấy cảm hứng” hay “mượn ý tưởng” luôn là chủ đề được tranh luận vô cùng sôi nổi trên mạng bởi ranh giới giữa hai khái niệm này vô cùng mong manh, nếu sử dụng không khéo là đã trở thành “tội đồ” trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay.
Bạn vừa nhận được một dự án thiết kế đầy thú vị nhưng cũng đầy thách thức vì bạn chưa từng có kinh nghiệm làm dự án nào như thế. Bạn lên mạng tìm kiếm cảm hứng, từ Behance cho đến Dribbble, từ Vimeo cho đến Youtube. Sau vài tiếng đồng hồ, bạn phát hiện một nguồn cảm hứng quá phù hợp cho dự án của bạn. Bạn ngay lập tức save về máy, mở lên và bắt đầu xâu dựng thiết kế của mình dựa trên nguồn cảm hứng đó. Làm xong bạn hí hửng đem khoe và vô tình có một ai đó nói bạn “ăn cắp” ý tưởng của người khác. Quả là một tình huống trớ trêu?
Việc mượn tạm ý tưởng ngày càng bành trướng có lẽ do chính sự “đầu têu” của ông lớn trong ngành công nghệ như Samsung khi Apple quyết định kiện Samsung về việc lấy ý tưởng, các bản quyền sáng chế và sao chép thiết kế, giao diện, tính năng trên Ipad, Iphone. Dù Samsung đã thua kiện và phải chịu phạt lên đến cả tỉ đô la sau phán quyết của tòa án bang California, nhưng sản phẩm của Samsung vẫn được bán trên thị trường, vẫn được tiêu thụ tốt thứ 2 trên thế giới (sau Apple), điều này khiến tâm lý “đồ nhái vẫn bán tốt” lây lan vào cộng đồng những người làm trong mảng sáng tạo. (Theo Brands Vietnam).
Dù Samsung đã thua kiện và phải chịu phạt lên đến cả tỉ đô la sau phán quyết của tòa án bang California, nhưng sản phẩm của Samsung vẫn được bán trên thị trường, vẫn được tiêu thụ tốt thứ 2 trên thế giới (sau Apple), điều này khiến tâm lý “đồ nhái vẫn bán tốt” lây lan vào cộng đồng những người làm trong mảng sáng tạo.
Mới đây, một ông lớn khác trong ngành F&B là Heineken cũng bị giới sáng tạo cho rằng đã đụng ý tưởng khi chiến dịch mở màn 2016 mang tên “Trải nghiệm chuẩn sao” có nội dung na ná với “Khám phá cuộc vui đỉnh cao” của Budweiser trong năm 2015. Điều này đã mở ra một câu hỏi lớn về việc đây có thực sự là một vụ đạo nhái ý tưởng hay không, từ đó đặt ra những câu hỏi nhức nhối về giới hạn sáng tạo của ngành quảng cáo hiện nay. (Theo Brands Vietnam).
Điều này đã mở ra một câu hỏi lớn về việc đây có thực sự là một vụ đạo nhái ý tưởng hay không, từ đó đặt ra những câu hỏi nhức nhối về giới hạn sáng tạo của ngành quảng cáo hiện nay.
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên nhìn ra xa hơn một chút, ví dụ như ở Đông Nam Á, về quảng cáo, chúng ta rõ ràng có thể học hỏi từ nền quảng cáo của Thái Lan cách kể những câu chuyện đầy rung động cho dù có sử dụng cùng một chất liệu ý tưởng ban đầu. Có như thế, sức sáng tạo mới được khuyến khích phát triển và những người làm sáng tạo chân chính mới có thể chuyên tâm dồn lực cho ra đời những ý tưởng độc đáo mà không còn lo sợ một ngày nào đó sẽ được mượn mà không được hỏi một lời. Nhờ đó, khán giả lẫn người tiêu dùng không còn phải trở thành những “chuyên gia thẩm định ý tưởng” bất đắc dĩ và được cảm thấy tôn trọng hơn từ những nghệ sỹ hay nhãn hàng mà họ ủng hộ.
29 địa danh nổi tiếng từ Nam chí Bắc đã được tác giả trẻ Lưu Trọng Nhân lồng ghép đầy sáng tạo trong bộ font 29 chữ cái tiếng Việt. Theo Lưu Trọng Nhân, bộ font chữ này anh làm lại từ ý tưởng của hai tác giả Rigved Sathe và Payal Jagwani trong tác phẩm Around the World With Type. Thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam rất nhiều nên bộ font 29 chữ cái không thể thể hiện hết. Tuy nhiên, theo Lưu Trọng Nhân, tác phẩm của anh giống như một cuốn cẩm nang du lịch nhỏ dành cho những ai thích lang thang khắp nơi để nhìn ngắm cái đẹp.
Cách đây khoảng 3 năm, Nescafé đã khởi động chiến dịch truyền thông của mình với vũ khí khá hay mang tên “Nông Trại Vui Vẻ”. Đây là ứng dụng game được thiết kế để thu hút các bạn trẻ, đặc biệt là dân văn phòng trồng cây trên tài khoản ảo của mình. Dựa vào số cây trồng được, Nescafé sẽ quyên góp cây cà phê giống tương ứng cho nông dân. Đây là ý tưởng khá hay, vừa mang tính giải trí, vừa có ích cho xã hội, và cũng giúp Nescafé đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Có lẽ vì thế mà Pepsi Việt Nam không chần chờ gì khi “mượn” chiêu thức này của Nescafé. Với chiến dịch “Uống chai sành - Trồng cây xanh”, Pepsi cũng tạo cho mình ứng dụng game khuyến khích người chơi trồng cây, và Pepsi cũng sẽ noi gương Nescafé trong việc đem cây từ thế giới ảo ra thế giới thật.
Với chiến dịch “Uống chai sành - Trồng cây xanh”, Pepsi cũng tạo cho mình ứng dụng game khuyến khích người chơi trồng cây, và Pepsi cũng sẽ noi gương Nescafé trong việc đem cây từ thế giới ảo ra thế giới thật.
Khi mới có mặt trên thị trường, Xiaomi luôn dính vào các cáo buộc sao chép sản phẩm của các công ty công nghệ phương Tây. Tuy nhiên, hiện tại chính Xiaomi lại trở thành đối tượng “copy” của nhiều hãng khác. Sau khi Xiaomi trình làng Mi Mix, xu hướng viền màn hình siêu mỏng đã nhanh chóng lan rộng trong làng công nghệ, từ LG G6 tới Galaxy S8 và sắp tới có thể là cả iPhone 8. Xiaomi dường như đã thoát khỏi cái mác “Apple Trung Quốc” và giờ thì hãng có thể tự hào khi thiết kế của mình trở thành nguồn cảm hứng vô tận của ngành công nghiệp di động.
Vấn đề “lấy cảm hứng” hay “mượn ý tưởng” luôn là chủ đề được tranh luận vô cùng sôi nổi trên mạng bởi ranh giới giữa hai khái niệm này vô cùng mong manh, nếu sử dụng không khéo là đã trở thành “tội đồ” trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay. Trên trang cá nhân của mình, anh Lê Quang Vũ (Giám đốc điều hành Công ty Truyền thông Blue C) cho rằng: “Chuyện “đạo” của xứ mình thì “bình thường như cân đường hộp sữa”, đến mức việc thản nhiên copy (sao chép) và paste (dán) một website cũng chả khiến chúng ta xao động là mấy. Chúng ta cứ gào lên đòi tự do sáng tạo, nhưng cái cách chúng ta lười nhác “tự do” vay mượn ý tưởng của người khác thế này thì thử hỏi bao giờ ngành công nghiệp sáng tạo của chúng ta mới ngóc đầu lên được (chưa nói gì đến cất cánh)”.
Hay mới đây nhất, Maxk Nguyễn chính là một điển hình giữa lằng ranh “vay mượn - sáng tạo”, nếu như ngay từ đầu ra mắt project Saigonemoji, Maxk đã thông báo thẳng thắn “mình vay mượn cảm hứng từ những người xung quanh, nơi mà trà sữa đang là trào lưu hot nhất và xuất hiện ở khắp mọi nơi.” và “Ở thời điểm Saigon Emoji mới ra đời, mình có bị ảnh hưởng một hình ảnh của nghệ sĩ Frances Vullo.”. Thì dường như mọi chuyện đã không đi quá xa như vậy. Cho dù lý do Saigonemoji ra đời như này, “Nó được ra đời chỉ để nhằm thoả mãn tất cả những góc nhìn của mình về cuộc sống xung quanh.”, nếu càng có tâm thì hãy càng nên tôn trọng những “follower” đã thích thú theo dõi project của mình. Bằng những cách nào đó, trên những cái nhìn phiến diện trái chiều của bất kì ai, thì đã dám nghĩ, dám làm, và hãy dám mang cái tâm lớn của những người làm nghề, để tạo ra những cống hiến thực sự cho xã hội.
Qua “bộ phim dài tập” và không có hồi kết về câu chuyện sáng tạo - đạo nhái, chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa việc đạo hay không đạo, vô cùng mông lung, và hầu như không có quy chuẩn nào gọi là “quy chuẩn đạo” cả. Bạn có thể “vay mượn cảm hứng”, những hãy vay mượn một cách thẳng thắn, minh bạch và từ đó tạo ra những giá trị thực sự.
Đặt trong bối cảnh của một “thế giới phẳng”, cư dân mạng sẽ ngày một đón nhận khắt khe hơn những thứ càng “hot và nổi”, vậy nên, “cộng đồng sáng tạo” ngoài chỉn chu và đầu tư hơn cho những sản phẩm cá nhân của mình, thì càng phải luôn giữ đúng “cái tâm” của những người làm nghề. Như chia sẻ của anh Cyan Nguyễn - Graphic Designer - “Anh chỉ mong mọi người làm hoạ viên…ngoan ngoãn kiếm tiền thôi”.