Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Câu chuyện cảm động về chàng trai sửa giày miễn phí cho người nghèo ở Sài Gòn

Câu chuyện về cậu bé sửa giày cho người nghèo đã nhận được sự quan tâm của dư luận trong những ngày qua. Hãy cùng gặp gỡ và nghe những tâm sự của cậu về công việc ý nghĩa ấy.

Chúng tôi gặp Beo vào một ngày Sài Gòn trời nắng như đổ lửa, chàng trai trẻ ngồi đó với thùng đồ nghề có dòng chữ “gây chú ý”: “Nhận sửa giày miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”.

Đó là câu chuyện có thật về cậu thanh niên Nguyễn Bá Cường (sinh năm 1997), tên thường gọi là Beo - thợ đánh giày “chuyên nghiệp” ở chợ Vườn Chuối.

caube13

Beo tên thật là Bá Cường năm nay cậu đã 18 tuổi nhưng so với các bạn cùng lứa, chàng trai này có vẻ trải đời nhiều hơn.

caube9

Thùng đồ nghề có dòng chữ gây sự quan tâm của mọi người.

Cũng giống như nhiều thanh niên trẻ khác sớm bước chân vào cuộc mưu sinh, Cường có vẻ ngoài khá bụi bặm so với bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng trong ánh mắt Cường vẫn đâu đó hiện hữu sự tinh khôi đáng quý. Cậ thah niên này tâm sự: “Em học đến hết lớp 6 thì không theo nổi chương trình học, nên đã nghỉ để đi làm phụ gia đình. Em theo nghề sửa giày này được 2 năm rồi, nhưng mới chuyển ra làm trên đường Nguyễn Đình Chiểu thì chỉ được khoảng nữa năm nay”.

Trước đây Cường phụ một người dì bán hàng điện tử tại chợ Nhật Tảo, đến năm 2013 - thấy Cường siêng năng, chịu khó lại sống tình nghĩa nên anh Huỳnh Thanh Tuấn làm nghề sửa để ý và giày ngỏ lời muốn dạy nghề cho cậu. Thế là từ đó Cường theo “sư phụ” Tuấn vừa học nghề vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình.

caube10

Cường gắn bó với nghề sửa giày đã được hai năm, trước đây cậu phụ bán hàng điện tử cho dì.

Bình thường Cường làm việc tại tiệm của anh Tuấn trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật, nhưng từ nửa năm trở lại đây, Cường được đưa ra làm việc trên đường Nguyễn Đình Chiểu vào buổi sáng để có thêm khách.

caube2

Khoảng 7h sáng Cường dọn hàng ra để làm việc tại đầu hẻm 549 đường Nguyễn Đình Chiểu.

caube8

Đến tầm 12h trưa, Cường dọn hàng về để vào tiệm phụ thầy.

caube22

Buổi chiều Cường phụ anh Tuấn tại cửa tiệm trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật.

DSC00213

caube1

Đến 5h chiều thì kết thúc công việc.

Ba của Cường hiện đang làm nhạc công đám cưới, mẹ làm nội trợ và chăm sóc bà ngoại đã già yếu. Cường còn một người em hiện đang học lớp 6. Thu nhập của gia đình khá bấp bênh và khó khăn thế nên số tiền mà Cường kiếm được hàng tháng thật sự là một nguồn thu đáng kể của gia đình nhỏ này.

Chàng trai trẻ cho biết: “ Mỗi một ngày em nhận được 80 ngàn, không phụ thuộc vào số lượng giày sửa, có ngày sửa được 5, 6 đôi hoặc hơn, nhưng vì em đang vừa học nghề vừa đi làm, nên số tiền đó cũng giúp đỡ gia đình em rất nhiều trong cuộc sống. Mỗi tháng lãnh tiền lương thì em đưa cho mẹ một nửa, còn em giữ một nửa để chi phí sinh hoạt cá nhân”.

caube12

Cường luôn chăm chỉ làm để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

caube15

Luôn tận tình với công việc.

caube16

Ân cần vói khách hàng.

Khi được hỏi về về dòng chữ được dán trước thùng sửa giày, Cường cũng thật thà cho biết đó là ý tưởng của anh Tuấn và Cường cũng rất thích việc làm này. Cậu nghĩ đơn giản, tuy bản thân mình chưa giàu có gì nhưng ngoài kia còn rất nhiều người vất vả kiếm từng đồng để trang trải cuộc sống. Sự giúp đỡ của mình chỉ là một hành động rất nhỏ nhưng cũng giúp họ tiết kiệm được mấy chục ngàn, ít thôi nhưng với người nghèo nhiêu đó cũng đủ một bữa cơm. Cường nói: “Khi có anh chị vé số hay khuyết tật đến nhờ sửa giùm giày em vui lắm vì cảm thấy công việc của mình thật có ý nghĩa”.

caube19

Cường luôn cảm thấy vui khi được giúp đỡ những anh chị lao động nghèo, dù cậu nghĩ rằng việc làm này chỉ là việc rất nhỏ không đáng nhắc đến.

Chú Dương Đình Long, làm bảo vệ tòa nhà cạnh nơi Cường làm việc nói vui rằng: “Thằng nhỏ nhìn gầy gầy, đen đen vậy chứ mà tốt tính và vui vẻ lắm. Nhỏ tuổi mà biết làm việc chăm chỉ kiếm tiền phụ ba mẹ, lại còn biết giúp người nên tôi quý. Bà con ở đây ai cũng thích cái tính nó”.

caube11

Chú Long làm việc gần chỗ làm của Cường rất quý mến tính của cậu.

Khi được hỏi về dự định trong tương lại Cường cho biết: “Em cũng đang cố gắng học nghề thật tốt, để khi nào tay nghề vững có thể tự ra làm riêng. Cửa hàng to thì em chưa dám mơ tới, nhưng có thể em sẽ kiếm một góc nào đó làm trước để có vốn phát triển cho sau này”.

Cường cũng tâm sự rằng mình học không đến nơi đến chốn, nên không dám mơ cao, với cậu sửa giày cũng làm một công việc đáng trân trọng, bởi vì kiếm tiền bằng mồ hôi công sức, bằng sự nỗ lực của bản thân thì không có gì phải xấu. Hơn nữa công việc của Cường đang làm còn giúp ích cho nhiều người, vậy cớ sao phải mơ làm ông này bà nọ. Đó cũng là bài học mà thầy của Cường - anh Tuấn đã dạy cho cậu từ những ngày đầu vào nghề - “Sống là phải biết lao động mới thành công, trong cuộc sống thật thà mới thành người được quý trọng”.

caube4

Những dòng chữ mà người thầy của Cường đã nắn nót viết nhằm dạy cậu bé những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

caube21

Chào tạm biệt chàng trai trẻ, Sài Gòn vẫn nắng, nhưng sao dễ thương đến lạ. Ở chốn này, hằng ngày con người vẫn đua chen nhau để tìm kiếm tiền tài danh vọng, đạt được điều này lại muốn đạt được những thứ cao siêu hơn. Cái vòng xoáy thành thị khiến mọi người lo cho bản thân còn chưa đủ thời gian thì công sức đâu mà quan tâm đến những người xung quanh. Thế nhưng ở góc nhỏ này vẫn còn có một cậu nhóc, hằng ngày miệt mài với những chiếc giày hư, với cây kim cọng chỉ, vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình vừa sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, những người mà cậu chẳng hề quen biết.

Thế đấy, Sài Gòn cũng dễ thương lắm chứ nhỉ!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất