Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Vì sao bóng đá Việt Nam chưa chuyên nghiệp, còn chuyện bỏ trận đấu?

5 năm là án phạt dành cho HLV Nguyễn Thế Cường của đội nữ Hà Nam. Nhưng bản án này chỉ là bề nổi của một nền bóng đá tồn tại quá nhiều vấn đề...

Phản ứng quả phạt đền của trọng tài trong trận đấu với nữ TPHCM I, đội Hà Nam bỏ trận đấu và bị xử phạt thua 0-3. 

Hôm nay, VFF ra án phạt HLV Nguyễn Thế Cường bị đình chỉ tham gia các hoạt động bóng đá do VFF tổ chức trong 5 năm. Đội trưởng Trần Thị Hồng Nhung bị đình chỉ thi đấu đến hết giai đoạn lượt đi của Giải vô địch nữ quốc gia 2020. CLB Hà Nam bị phạt 50 triệu đồng, cảnh cáo toàn đội.

Án phạt VFF thực sự khiến người phải bất ngờ. Thứ nhất, ông Cường là HLV trưởng nên chịu trách nhiệm cao nhất: Cấm 5 năm hoạt động bóng đá. Nhưng đội trưởng thì đình chỉ hết lượt đi. Hai án phạt rõ ràng có độ vênh quá lớn. Thứ hai, cảnh cáo toàn đội và phạt 50 triệu, đây là mức phạt thực sự chưa tương xứng với chuyện bỏ trận đấu ở giải vô địch quốc gia.

Cần nhắc, CLB Long An từng bị phạt rất nặng khi bỏ ra ngoài ở trận đấu với TPHCM thuộc khuôn khổ V.League 2016. Sau đó, họ quay lại thi đấu nhưng có những thành viên gồm Chủ tịch CLB, đội trưởng Huỳnh Quang Thanh, HLV Ngô Quang Sang, thủ môn Minh Nhựt đều nhận án rất nặng.

Với một hành vi phi thể thao, gây phản cảm thì án phạt không thể phân biệt bóng đá nam hay bóng đá nữ. Vì cần có những án phạt hợp tình, hợp lí và đủ sức nặng để răn đe, tránh tái lặp chuyện như CLB Hà Nam. 

Vì sao bóng đá Việt Nam chưa chuyên nghiệp, còn chuyện bỏ trận đấu? Ảnh 1
Phong Phú Hà Nam (áo vàng) bỏ trận đấu với TPHCM I để phản ứng trọng tài.

Án phạt của VFF cũng phản ánh những điều đáng suy ngẫm. Đó là câu chuyện chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam. Một đội bỏ trận phạt nặng, còn có những CLB như CLB Thanh Hóa bỗng dưng muốn nghỉ chơi, làm xôn xao dư luận, ảnh hưởng hình ảnh V.League 2020 thì chẳng có án phạt nào từ VFF. 

Hơn hết, bóng đá Việt Nam bây giờ vẫn có chuyện phản ứng trọng tài, sau đó bỏ trận. Điều này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và gây ra sự xấu xí. 

Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, câu chuyện phản ứng trọng tài và định kiến về chuyên môn của các "vị vua áo đen" là vấn đề nan giải của bóng đá Việt Nam. Từ Long An đến Hà Nam đều rơi vào kịch bản một quả phạt đền ở cuối trận, họ phản ứng và gây ra sự thiếu chuyên nghiệp.

Gần nhất, CLB TPHCM đã đề nghị thay Trưởng ban trọng tài sau trận thua CLB Hà Nội ở mùa này. Vì họ mất niềm tin khi mỗi lần gặp Hà Nội đều lo sợ bị trọng tài o ép, thậm chí còn đề nghị trọng tài giỏi bắt chính nhưng vẫn bị bỏ qua quả phạt đền mười mươi.

Câu hỏi đặt ra, bao giờ VFF có thể giải quyết được vấn đề trọng tài sai sót, thiếu chuyên môn, bỏ sót lỗi, "tự nghĩ ra luật mới"? 

Câu hỏi trên đang đúng với thực trạng chung của bóng đá Việt Nam nếu nhìn lại nhiều vấn đề nghiêm trọng điều liên quan đến công tác trọng tài. Có thể thấy, từ Long An đến TPHCM, Hà Nội FC, Quảng Nam... và cả sân chơi bóng đá nữ cũng phản ứng trọng tài.

Nên nhớ, VFF không làm tốt, chưa giải quyết được những vấn đề tồn tại khiến các đội bóng tranh cãi thì cuộc chơi còn tiếp tục xuất hiện thêm những Phong Phú Hà Nam. Bằng chứng là họ có tấm gương là CLB Long An nhưng vẫn phản ứng. 

Trách nhiệm này thuộc về VFF, những người quản lý bóng đá Việt Nam. Vì không thể tạo ra cuộc chơi công bằng, giảm điều tiếng và tranh cãi thì nhất định sẽ có lúc xảy ra sự xấu xí!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV