Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

VFF cần có nhiều doanh nhân yêu bóng đá

Ngày 9/9, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã gửi danh sách đề cử nhân sự cho Ban chấp hành và Ban kiểm tra khoá IX (năm 2022 - 2026).

Ứng viên gồm những ai và có những gì mới so với nhiệm kỳ hiện tại? Đây chắc chắn là thông tin được dư luận và người hâm mộ bóng đá Việt Nam quan tâm nhất.

Ở nhiệm kỳ này, VFF chỉ có hai doanh nhân gồm ông Lê Văn Thành và ông Trần Anh Tú. Đây được xem là điều đáng tiếc và điểm khuyết của VFF, bởi bóng đá Việt Nam đang thiếu dần các doanh nhân uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn chung tay xây dựng VFF.

Hiện tại, tín hiệu tích cực và quan trọng nhất là có nhiều gương mặt mới muốn vào Liên đoàn bóng đá Việt Nam khoá IX. Đáng nói danh sách ứng viên có nhiều doanh nhân so với hiện tại.

Cụ thể, bà Hoàng Phương (Phó TGĐ truyền hình Cáp Việt Nam), ông Nguyễn Trung Kiên (Next Media), ông Cao Tiến Đoan (Chủ tịch hội doanh nhân Thanh Hoá), ông Trần Văn Quỳnh (Chủ tịch Vị Trí Vàng Group)…

VFF cần có nhiều doanh nhân yêu bóng đá Ảnh 1
Bầu Đức và bầu Thắng là hai doanh nhân nổi tiếng từng giữ chức to ở VFF và VPF.

Bóng đá Việt Nam luôn cần nhiều doanh nhân yêu bóng đá chung tay, nhất là họ có thể vào VFF để cống hiến và đóng góp cùng những người có chuyên môn giỏi. Vai trò của doanh nhân được thể hiện rất quan trọng trong quá khứ với bầu Đức, bầu Thắng, ông Lê Hùng Dũng. Điển hình bầu Đức mời HLV Park Hang Seo về Việt Nam và trả tiền thay cho VFF. Bầu Thắng lèo lái VPF trong những tháng ngày khó khăn nhất. Ông Lê Hùng Dũng thay đổi về khả năng kiếm tiền cho bóng đá chuyên nghiệp và VFF.

Sự ổn định là điều rất quan trọng. Hai nhiệm kỳ gần nhất cho thấy VFF thiếu sự ổn định ở thượng tầng. Ví dụ ông Cấn Văn Nghĩa làm Phó chủ tịch tài chính thì nghỉ, VFF phải tìm người thay thế. Tính ổn định luôn quan trọng để một tổ chức vững mạnh và hoàn thành tốt các mục tiêu dài hạn. VFF nhiệm kỳ IX cần tránh tái diễn chuyện cũ. 

Sức trẻ và tư duy mới cho VFF là hai yếu tố cần có trong nhiệm kỳ tới. Nhiều người cũ không còn làm bóng đá vẫn được đề cử vào danh sách ứng viên là điều khó hiểu. Ông Trần Mạnh Hùng, ông Nguyễn Húp, ông Nguyễn Hồng Thanh… có thể nói không còn phù hợp để có tên trong danh sách Uỷ viên ban chấp hành VFF khoá IX. Vì họ không còn làm bóng chuyên nghiệp và từng nhiều năm ngồi ở VFF. Bóng đá Việt Nam cần trao cơ hội cho người trẻ tâm huyết với bóng đá, nhất là các doanh nhân yêu bóng đá.

Sức trẻ được chờ đợi có thể nhìn qua những doanh nhân như ông Trần Quang Thưởng (sinh năm 1979), ông Nguyễn Trung Kiên (sinh năm 1983), ông Trần Văn Quỳnh (sinh năm 1978). Đó là những doanh nhân trẻ, có tư duy mới để cống hiến cho VFF nhiệm kỳ IX.

Hãy nhìn những trường hợp cụ thể. Ông Nguyễn Trung Kiên (Next Media) đã đồng hành với sân chơi V.League trong nhiều năm, quan hệ tốt và tiếp thu tư duy từ bóng đá Đức. Tư duy mới, tầm nhìn mới của ông Kiên chắc chắn hữu tích cho VFF. Ông Trần Văn Quỳnh (Chủ tịch CLB Kon Tum và Chủ tịch tập đoàn Vị Trí Vàng) gắn bó với bóng đá trong vai trò trưởng đoàn các đội trẻ, sau đó tiếp tục làm giám đốc đào tạo trẻ, tài trợ cho nhiều sân chơi khác nhau.

Trường hợp những doanh nhân nói trên, chúng ta có thể thấy là họ làm thật và không hề nói suôn. Ai cũng có thể nhìn thấy việc họ làm để đánh giá. Họ chưa có đội bóng lên chơi chuyên nghiệp, và không bị lấn cấn lợi ích CLB nên có thể toàn tâm toàn ý đóng góp cho bóng đá. Họ có tư thế doanh nhân, không phải vào VFF để làm công được trả lương.

VFF cần có nhiều doanh nhân yêu bóng đá Ảnh 2
Ông Trần Quốc Tuấn được tin tưởng sẽ làm Chủ tịch VFF khoá IX.

Đặc biệt, VFF cần dung hoà người mới và người cũ. Những người có chuyên môn tốt, đối ngoại giỏi, làm được việc như ông Trần Quốc Tuấn, ông Cao Văn Chóng. Họ cần đảm nhận vai trò quan trọng ở VFF khoá IX.

Nên nhớ, VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện để quản lý phát triển nền bóng đá nước nhà. VFF cần phải thay đổi để đảm bảo được quá trình hội nhập mạnh mẽ với bóng đá thế giới. Vai trò của doanh nhân yêu bóng đá vào VFF thực sự quan trọng, họ sẽ đảm bảo cho VFF có nền tảng tài chính vững mạnh và hoàn thiện để phát triển.

Tất cả để thấy rằng, bóng đá Việt Nam muốn phát triển và hướng đến các mục tiêu lớn của ĐTQG thì cần nhiều doanh nhân yêu bóng đá vào VFF khoá IX. Và những lá phiếu sắp tới có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn đúng người và người giỏi vào Ban chấp hành VFF khoá IX. Đó là trách nhiệm của sự tín nhiệm, sự sáng suốt và vì sự phát triển của bóng đá nước nhà.

Ứng viên Chủ tịch và Phó chủ tịch

Ở đề cử Chủ tịch VFF, người duy nhất được đề cử là ông Trần Quốc Tuấn - Quyền chủ tịch VFF ở hiện tại. Nếu không có diễn biến bất ngờ thì ông Tuấn chắc chắn làm Chủ tịch VFF khoá IX vì không có đối thủ cạnh tranh.

Chức Phó chủ tịch VFF tài chính có 3 ứng viên. Hai vị trí Phó chủ tịch chuyên môn và Phó chủ tịch truyền thông có nhiều ứng viên nhất. Mỗi chức vụ có 5 người tranh cử. Uỷ viên Ban chấp hành VFF có 37 ứng viên.

Nhìn vào danh sách tổng hợp ứng viên của VFF khoá IX, câu chuyện dễ thấy là người cũ và mới.

Ông Nguyễn Trung Kiên (Next Media) là người mới trong ứng viên Phó chủ tịch tài chính. Hai ứng viên cũ là ông Lê Văn Thành (Phó chủ tịch VFF) và ông Trần Anh Tú (Chủ tịch VPF).

Chức Phó chủ tịch chuyên môn có ông Vũ Tiến Thành và ông Trần Anh Tú tranh ghế với ông Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Viễn và Dương Nghiệp Khôi. Đó là sự bất ngờ khi ông Trần Anh Tú được đề cử đến hai ghế Phó chủ tịch dù ông đang làm Chủ tịch VPF. Sự xuất hiện của ông Vũ Tiến Thành cũng là bất ngờ.

Chức Phó chủ tịch truyền thông hứa hẹn khó đoán nhất. Hai nhân tố mới là Chủ tịch CLB Phù Đổng - ông Nguyễn Xuân Vũ và bà Hoàng Phương - Phó TGĐ truyền hình Cáp Việt Nam. Ông Cao Văn Chóng, ông Nguyễn Quốc Hội và Lê Hoài Anh là ba người quen thuộc của VFF.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc