Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Văn Quyết và những ngôi sao bị 'bỏ rơi' gây tranh cãi

Câu chuyện gạch tên Văn Quyết ở ĐTQG đang trở thành một đề tài nóng trong những ngày vừa qua. Nhưng nếu nhìn vào danh sách những danh thủ thế giới từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, NHM Việt Nam sẽ phần nào hiểu cho quyết định của HLV Park.

Stefan Kiessling - World Cup 2014 ( ĐT Đức)

Cả Loew và Kiessling đều chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận giữa 2 người tồn tại những hiềm khích cá nhân. Nhưng cái cách mà vị thuyền trưởng của ĐT Đức kiên quyết bỏ rơi “vua phá lưới Bundesliga” khiến người ta khó có thể nghĩ rằng mối quan hệ giữa họ vẫn tốt đẹp.

Stefan Kiessling là vua phá lưới Bundesliga khi ấy.

Khi ĐT Đức có sự phục vụ trong tình trạng tốt nhất của Klose và Gomez thì chuyện Kiessling bị cho ra rìa còn có phần thông cảm được. Nhưng trong bối cảnh của ĐT Đức trước thềm WC 2014, khi cả 2 chân sút kể trên đều gặp chấn thương, mà Loew vẫn phớt lờ Kiessling thì quả thật là không bình thường (thậm chí, Loew còn chỉ gọi đúng 1 tiền đạo lành lặn duy nhất).

Chẳng ai có thể phủ nhận, bên cạnh Klose và Gomez, Kiessling là tiền đạo Đức tốt nhất thời điểm đó xét cả về năng lực, phong độ cũng như kinh nghiệm. Ít nhất chân sút tóc vàng này cũng nhỉnh hơn hẳn người đồng nghiệp Max Kruse - người năm ấy được Loew trao cơ hội về kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu quốc tế.

Tuy vậy, người Đức sẽ chẳng bao giờ có quyền trách HLV Loew, bởi câu chuyện sau đó thì ai cũng biết. Klose kịp bình phục chấn thương và trở thành câu thủ ghi nhiều bàn nhất lịch sử World Cup, qua đó góp công lớn giúp Cỗ xe tăng lên đỉnh thế giới năm ấy.

Romario - World Cup 2002 ( ĐT Brazi)

Tổng thống Brazil Cardoso, Chủ tịch LĐBĐ Teixeira, rồi Vua bóng đá Pele đều đã tìm mọi cách nói đỡ cho cầu thủ 36 tuổi. Thế nhưng, Scolari vẫn tỏ ra rất sắt đá. Ông kiên quyết không gọi tên Romario vào danh sách dự World Cup 2002, dù trước đó, những con số đều ủng hộ “siêu tiền đạo” này.

Nên nhớ, Romario năm đó trong màu áo Vasco da Gama ghi tới 41 bàn sau 46 trận. Một thành tích vượt trội hơn rất nhiều nếu so sánh với những chân sút trong đội hình Brazil năm ấy. Tuy vậy, HLV Scolari vẫn khăng khăng với quyết định của mình.

Không chỉ Romario, nhiều cầu thủ khác cũng mong mỏi được đại diện cho Brazil thi đấu tại World Cup. Nhưng họ cần hiểu rằng, với tư cách một HLV, tôi phải lựa chọn những gương mặt xứng đáng nhất để đi thực thi nhiệm vụ”, HLV Scolari phát biểu.

Romario nhường chỗ cho ngôi sao trẻ Ronaldo ở vòng CK World Cup 2002.

Scolari có cái lí riêng ĐTcủa mình. Bởi khi ấy, ông đã trót “yêu” Ronaldo de Lima, một chân sút khi đó mới 26 tuổi (Romario năm đó đã 36). Ronaldo có thể chinh chiến suốt một giải đấu dài, còn với tuổi tác và thể lực của Romario, điều đó e là khó. Hơn thế nữa, ở sơ đồ đội hình với 1 trung phong cắm như Brazil, việc chọn 2 tiền đạo xuất chúng sẽ khiến Scolari trở nên đau đầu hơn bao giờ hết.

Và Scolari đã đúng, Brazil năm ấy đã lên nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới lần thứ 5. Về phần Ronaldo de Lima, anh toả sáng rực rỡ khi ghi tới 8 bàn sau 7 trận đấu, góp công lớn vào chiến tích của Selecao.

Còn truyền thông Brazil, cũng chẳng ai còn nhớ tới quyết định “bỏ người” của Scolari.

David Ginola - Wolrd Cup 1998 ( ĐT Pháp)

Các cổ động viên của Paris Saint Germain và Tottenham Hotspur sẽ không bao giờ quên được Lãng tử túc cầu - biệt hiệu chuẩn mực về lối chơi nghệ thuật của Ginola.

Thế nhưng sự nghiệp của ông ở ĐTQG lại quá đáng tiếc. Một sai lầm tai hại trong trận vòng loại World Cup 1994 gặp Bulgaria đã khiến Ginola trở thành tội đồ số một của nền bóng đá đất nước Lục lăng và anh cũng chưa bao giờ được cân nhắc triệu tập về sau này.

Thậm chí, khi Ginola bị loại khỏi đội tuyển Pháp dự WC 1998, nhiều CĐV Pháp còn doạ giết cả vị chiến lược gia này vì quyết định không gọi , bởi lẽ nếu xét về phong độ, Ginola hơn khối tiền vệ của ĐT Pháp năm đó.

David Ginola không thể dự Wolrd Cup 1998 cùng ĐT Pháp

Nhưng cũng như Romario, người ta chẳng còn nhớ lâu tới cái quyết định loại David Ginola. Bởi sau đó thì ai cũng biết, ĐT Pháp dưới bàn tay của Aime Jacquet đã nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới bằng một cách không thể thuyết phục hơn. Họ hạ “Gã khổng lồ” Brazil 3-0 ở trận chung kết. Ngôi sao sáng nhất khi ấy trong đội hình ĐT Pháp chính là Zindane, người được chọn chi ở vị trí của David Ginola.

Chuyện của Văn Quyết - Công Phượng lên tuyển Việt Nam

Điểm sơ qua những cái tên trên, NHM bóng đá Việt Nam chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến trường hợp đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Đó là chuyện loại Văn Quyết, chọn Công Phượng lên đội tuyển dự trận ra quân vòng loại Wolrd Cup 2022 gặp Thái Lan.

Tuy nhiên, bàn thắng và giá trị đóng góp của Công Phượng dưới thời HLV Park Hang Seo thực sự vượt trội so với Văn Quyết. Thế nên, không có gì phải ngạc nhiên về chuyện Công Phượng được gọi, còn Văn Quyết bị “bỏ rơi”.

Nhưng cũng giống như trường hợp của HLV Scolari, HLV Aime Jacquet hay HLV Loew, câu chuyện chọn người lên tuyển của HLV Park vì vậy cũng chỉ gói gọn về chuyên môn: Chọn cầu thủ phù hợp cho lối chơi để ĐTQG có thành tích tốt nhất.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thái Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất