Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Những mẩu chuyện về tính cách đáng nể của bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hải

Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần những ông chủ giàu có và càng đáng trân trọng khi họ chọn cách đóng góp, cống hiến theo cách thầm lặng, bỏ qua chuyện làm mọi cách để đánh bóng thương hiệu.

1. Tối ngày 9/1, Đại học Cần Thơ tổ chức lễ mừng công đội bóng vô địch SV-League 2020. Đây là sân chơi được 8 ông chủ "khai sinh" vào năm ngoái, giải đấu được đánh giá nâng tầm sân chơi về bóng đá cho sinh viên Việt Nam.

Tại lễ mừng công, Đại học Cần Thơ được ông chủ của NutiFood - Trần Thanh Hải (người bảo trợ đội bóng) tặng số tiền 300 triệu đồng. 100 triệu dành cho đội bóng, 200 triệu là học bổng cho sinh viên. Người đại diện đến trực tiếp trao số tiền nói trên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị NutiFood – Ông Lê Nguyên Hòa.

Có những điều rất thú vị từ câu chuyện kể trên, bầu Hải có tính cách đặc biệt. Ông chủ NutiFood không thích xuất hiện trước công chúng, không thích sự đánh bóng hình ảnh của bản thân. Thế nên, không ngạc nhiên khi ông Hải vắng mặt trong lễ mừng công của Đại học Cần Thơ, dù ông là nhà bảo trợ của đội bóng.

Tin rằng sẽ không ít ông chủ chọn cách trực tiếp đến trao tiền và "khua chiêng đánh trống" để dư luận quan tâm. Độc giả có lẽ cũng không xa lạ với những câu chuyện về các ông chủ lớn trên thế giới đi siêu xe, "dát vàng", cặp bồ với những chân dài nổi tiếng... Đó là cách họ khẳng định đẳng cấp và làm hình ảnh.

Thế nhưng, bầu Hải chọn sự thầm lặng một cách đáng nể. Hôm chung kết SV-League 2020 thì ông Hải ăn mặc rất đơn giản với một chiếc áo thun, quần tây. Ông Trần Thanh Hải cũng không một lần lên trao thưởng cho bất kỳ cá nhân, đội bóng nào đạt thành tích ở SV-League 2020, dù đúng ra thì ông phải ăn mừng hoành tráng khi Đại học Cần Thơ vô địch. Bầu Hải chỉ đơn giản bắt tay từng cầu thủ, ban huấn luyện đội Đại học Cần Thơ để thay lời chúc mừng.

Với bầu Hải, không có khái niệm đánh bóng hình ảnh cá nhân, tránh xa sự ồn ào và thị phi. Ông Hải chọn cách làm mọi thứ thầm lặng, giống như nhiều năm qua luôn hết lòng cống hiến cho sự phát triển của bóng đá nước nhà bằng cách tài trợ cho V.League, các tài năng hàng đầu của thể thao Việt Nam, xây học viện bóng đá NutiFood, tổ chức các sân chơi giao hữu tầm quốc tế...

2. Cũng nói về sự giản dị và thầm lặng thì bầu Đức là một người tiêu biểu cho điều này. 

Người hâm mộ Việt Nam sẽ không thể nào quên được kỷ niệm ngọt ngào khi tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018 trên sân Mỹ Đình. Hôm đó, bầu Đức không dự khán, ông chỉ dõi theo qua truyền hình cùng các người bạn. Bầu Đức đi đôi dép lê, cười hạnh phúc khi thấy bóng đá nước nhà lên đỉnh khu vực.

Tôi còn nhớ một lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm kể về chuyện ông gặp bầu Đức ở sân bay. Vị này hỏi bầu Đức: "Ông có ra dự lễ vinh danh cùng ông Park Hang Seo không?". 

Bầu Đức trả lời ngắn gọn: "Tôi không dự đâu. Những người cần được vinh danh là ông Park, các cầu thủ - họ đã nỗ lực hết mình để mang về thành công cho bóng đá nước nhà".

Những mẩu chuyện về tính cách đáng nể của bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hải Ảnh 1
Bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hải là những ông chủ có tính cách đặc biệt, đóng góp nhiều không chỉ ở lĩnh vực bóng đá nhưng tránh xa chuyện làm hình ảnh cá nhân.

Câu chuyện của bầu Đức khiến cho vị lãnh đạo này rất nể. Ông gọi bầu Đức là "người hùng trong lòng người hâm mộ bóng đá Việt Nam".

Đó chính là điểm thú vị của bầu Đức - một ông chủ lớn nhưng không hề chọn cách đánh bóng hình ảnh, PR cho chính mình. Bầu Đức chỉ thường xuyên xuất hiện trên báo chí về những cuộc phản biện sòng phẳng nhằm giúp bóng đá nước nhà phát triển, ví dụ chuyện phản đối ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng tuyển Việt Nam, nói về trọng tài và VPF. Cần nhắc, nhiều người chọn cách im lặng nhưng bầu Đức không làm thế. Không đúng và bất cập thì ông chủ phố Núi lên tiếng, nói một cách không khai chứ không hề giấu giếm, ngại sự va chạm.

Độc giả còn nhìn được tính cách của bầu Đức qua việc mở Học viện bóng đá HAGL vào năm 2007. Nhiều ông chủ chọn cách dễ hơn là mua những ngôi sao hết thời trên thế giới, sau đó chinh phục danh hiệu và đánh bóng thương hiệu. Đó là cách làm của nhiều ông chủ ở Trung Quốc, Tây Á... nhưng bầu Đức làm bóng đá theo cách riêng. Ông chủ phố Núi muốn làm vì sự phát triển chung của bóng đá nước nhà, vì tương lai của bóng đá Việt Nam.

Ngoài bóng đá, bầu Đức còn có "tài sản để đời" là bệnh viện HAGL. Tập đoàn HAGL của bầu Đức đã bỏ ra số tiền 200 tỷ để xây bệnh viện Đại học Y dược - HAGL vào năm 2011, tức sau 4 năm cho ra đời Học viện bóng đá HAGL (năm 2007). Dù không phải miễn phí hoàn toàn nhưng gần như phi lợi nhuận bởi tiền sinh lời chỉ để tái đầu tư, còn bệnh viện HAGL ra đời với mục đích chính là giúp cho người dân Gia Lai có địa điểm chăm sóc về y tế ở mức tốt nhất.

3. Một ông chủ lớn khác của bóng đá Việt Nam là ông Võ Quốc Thắng. Một người có nhiều mẩu chuyện rất thú vị về tính cách và sự giản dị trong sự cống hiến chung, cũng như đời thường.

Nhiều nhân viên của bầu Thắng từng kể với tôi rằng, lần đầu gặp ông Thắng thì họ nhận thấy những điều sau: Tỉ mỉ, vui vẻ, cười rất nhiều và thân thiện theo đúng tính cách của người miền Tây. Nhưng khi được làm việc chung thì họ nhận thấy một điều rất đặc biệt, bầu Thắng gần như không xài tiền và sống rất giản dị. Mỗi ngày thì bầu Thắng đều ăn cơm ở căn tin với giá 20 nghìn đồng/phần ăn. 

Hồi giữa năm ngoái, tôi có dịp kiểm chứng câu chuyện này khi bầu Thắng dùng cơm ở căn tin ở Cảng Quốc tế Long An. Mỗi phần ăn có giá 25 nghìn đồng - đây là mức giá dành cho các công nhân ở Cảng Quốc tế Long An

Bầu Thắng kể rằng: "Có một lần tôi thức đến 2 giờ sáng để làm việc. Tôi bắt gặp những anh em công nhân làm việc mà thiếu một nơi để nghỉ ngơi, từ ăn uống đến các hoạt đông cá nhân. Do đó, tôi nghĩ phải xây một căn tin lớn để phục vụ cho các anh em. Mục đích là để cho mọi người được chăm lo về cuộc sống tốt nhất".

Thời còn làm ở VPF với vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, bầu Thắng còn không đụng đến 1 đồng bạc của VPF. Mọi sinh hoạt liên quan đến bóng đá thì bầu Thắng đều tự bỏ tiền túi. Các giải đấu thiếu nhà tài trợ thì bầu Đức đưa doanh nghiệp của chính ông vào tài trợ cho giải đấu. Nhưng bầu Thắng cũng không hề tạo ra sự ồn ào để đánh bóng hình ảnh cá nhân.

Và nói về bầu Thắng thì không thể bỏ qua câu chuyện tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Bầu Thắng "tặng" HLV Calisto cho VFF, sau đó hỗ trợ trả tiền lương cho ông thầy Bồ Đào Nha. Nhưng điều ý nghĩa là bầu Thắng không "mượn" câu chuyện này để làm thương hiệu, thậm chí ngày tuyển Việt Nam vô địch thì ông chủ tập đoàn Đồng Tâm còn dành thời gian đi bộ một mình ở Hà Nội để tự thưởng cho riêng mình theo đúng nghĩa "hạnh phúc đơn sơ".

Cũng ít ai biết rằng, bầu Thắng có nhiều năm dành sự quan tâm rất lớn cho thế hệ tương lai đất nước là sinh viên. Chính xác là ông Võ Quốc Thắng có những quỹ học bổng dành cho sinh viên, với mong muốn hỗ trợ cho những tài năng hiếu học được chắp cánh giấc mơ trở thành hiền tài cống hiến cho nước nhà.

Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có những ông chủ tâm huyết, càng đáng trân trọng khi họ chọn cách đóng góp thầm lặng và không làm vì chuyện đóng bóng hình ảnh cá nhân. Đúng hơn, tiền bạc nhiều, vị thế trong xã hội chưa chắc nhận được sự tôn trọng lớn nếu thiếu đi tấm lòng, sự thiện cảm của một người biết cho đi mà không cần nhận lại. 

Với những ông chủ như bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hải, họ thực sự rất đặc biệt từ tính cách đến cách làm. Họ là những người sẵn sàng gạt đi chuyện "đánh bóng" cho chính mình, chỉ hướng về những điều tốt đẹp, tích cực nhất.

Chung tay cho ra đời Qũy phát triển tài năng Việt

Đây là quỹ được trích lợi nhuận từ thương hiệu cà phê ông Bầu của bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hải. Các ông chủ này quyết định trích 1 nghìn đông/ly cà phê bán ra để chắp cánh giấc mơ cho những tài năng thể thao của nước nhà.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nguyễn Xuân Son nấu lẩu Thái