Không phải chờ đến vô địch, những chiến thắng cũng đủ tạo ra niềm hạnh phúc, niềm vui sướng cho đội bóng và CĐV. Vấn đề đến đồng tiền cũng có hai mặt thì chiếc cúp cũng thế.
Lần gần nhất, Bình Dương FC vô địch V.League thì họ không ăn mừng ở sân nhà Gò Đậu. Lãnh đạo CLB Bình Dương chọn đến sân Cao Lãnh để đón cúp vô địch. Có những trò chơi với giải thưởng lớn nhưng trúng xe để “câu” khán giả đến sân. Nghe nghịch lý nhưng Bình Dương FC có lý do để chọn sân Cao Lãnh rước cúp.
Bình Dương vô địch năm 2014 thì truyền thông nói nhiều về câu chuyện nhà vô địch không có ai quan tâm. Một số ý kiến đã soi “Chelsea Việt Nam” đón cúp không có nhiều khán giả. Đây là lý do khiến Bình Dương FC bỏ sân nhà, rước cúp V.League 2015 tại Cao Lãnh. Khi Đồng Tháp FC đá tệ nhưng làm hình ảnh tốt, biết cách thu hút khán giả đến sân. Khán giả đông chính là thứ ao ước của Bình Dương - đội bóng nhiều tiền, nhiều ngôi sao, nhiều danh hiệu nhưng “nghèo” người hâm mộ.
Chức vô địch thứ hai liên tiếp sau một mùa giải nỗ lực hết mình đã trở thành vấn đề nan giải cho CLB Bình Dương. Mặt trái của chiếc cúp là thế.
Mùa bóng kế tiếp. Hà Nội FC tạo ra cuộc ngược dòng kinh điển trong cuộc đua với Hải Phòng FC. Đội của bầu Hiển đăng quang ngay ngày hạn màn, dù có thời điểm tưởng chừng không thể làm được.
Một danh hiệu để đời. Nhưng Hà Nội FC cũng không hơn Bình Dương về chuyện “nghèo” người hâm mộ. Hải Phòng FC về nhì nhưng sân Lạch Tray tưng bừng như ngày hội với hàng vạn người chung vui. Sân Hàng Đẫy chỉ có số ít CĐV ăn mừng cùng đội bóng Thủ đô, có thể gọi nhạt nhoà và buồn tẻ khi đặt trong bầu không khí vô địch. Bầu Hiển có lẽ chạnh lòng nếu nhìn về sân Lạch Tray.
Không chỉ kém vui. Hoá ra danh hiệu năm 2016 mang đến tác hại về hình ảnh và định kiến rất lớn cho Hà Nội FC. Người hâm mộ bóng đá Hải Phòng căm phẫn, bầu Hiển bị gọi thao túng V.League. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện bầu Hiển được cho là “một ông chủ liên quan nhiều đội bóng”. Đây cũng là câu chuyện hai mặt, khi có đông anh em thì dễ lấy cúp nhưng giảm đi giá trị rất nhiều, có lúc còn không được người hâm mộ ghi nhận đúng với thực tế.
Câu chuyện của Hà Nội FC làm gợi nhớ về chức vô địch năm 2012 của Đà Nẵng FC. Bầu Thuỵ đòi xử chuyện “một ông chủ hai đội bóng”, tức bầu Hiển bị cho là chủ của CLB Hà Nội T&T và Đà Nẵng. Chức vô địch của CLB Đà Nẵng đã trở thành chuyện xấu xí cho bóng đá Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy một danh hiệu sẽ giúp thoả mãn tham vọng vinh quang, tạo ra cảm xúc sung sướng. Nhưng đằng sau chiếc cúp mang đến câu chuyện hoàn toàn khác.
Nhiều năm qua, V.League đang thiếu một đội bóng vô địch đủ sức tạo ra thứ cảm xúc vỡ oà và niềm sung sướng tột cùng cho người hâm mộ. Một chiếc cúp có thể làm thoả mãn tất cả, tốt cho V.League từ hiệu ứng khán giả đến nhà tài trợ…
Đúng hơn, nhà vô địch phải tạo ra giá trị tốt đẹp, lan toả các câu chuyện truyền cảm hứng của bóng đá. Nhà vô địch không phải để phản ánh mặt trái và bị khán giả ghét, tạo ra giá trị tiêu cực làm ảnh hưởng đến bộ chung của một nền bóng đá.