Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Đâu chỉ Khải Silk, Ronaldo cũng từng mua đồ 'tàu' gắn mác hàng hiệu để lừa khách hàng

Một ông mua tơ lụa của Tàu, đổi xuất xứ thành “Made in Vietnam” rồi bán với giá cắt cổ là ai? Là Khải Silk? Đúng, nhưng ngoài ông Hoàng Khải ở xứ ta còn có ông Cristiano Ronaldo ở Tây.

Lụa Tàu gắn mác Việt Nam, chiêu này CR7 học Khải Silk?

Cristiano Ronaldo là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Nhưng bên cạnh đó, siêu sao người Bồ của Real Madrid còn là một doanh nhân kinh doanh đủ thứ như nhà hàng, khách sạn, bất động sản… Và nổi bật nhất vẫn là thời trang với thương hiệu CR7.

Ngày 25/10, doanh nhân Hoàng Khải khiến dư luận dậy sóng khi chính thức lên tiếng thừa nhận việc bán lụa Trung Quốc gắn mác Việt Nam.

Hệ thống cửa hàng thời trang CR7 xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới. Đó là những cửa hàng của Ronaldo hoặc theo dạng nhượng quyền thương mại. Trong các cửa hàng CR7, người ta có thể mua đủ thứ gắn nhãn CR7 như khăn lụa, quần lót, áo sơ mi, tất, giày, thắt lưng, ví da, nước hoa, móc chìa khóa… vv và vv.

Nhưng phần lớn mặt hàng nhãn CR7 lại có xuất xứ Trung Quốc, kém chất lượng. Và điều đáng nói là, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa lại bị thay đổi là “Made in Portugal” hoặc ở một đất nước thứ 3 khác như “Made in Vietnam” nếu sản phẩm đó là khăn lụa tơ tằm.

Đó là lời tố cáo từ Luxembourg của ông Albano Maris. Đầu năm 2013, nhận thấy lượng fans của Ronaldo rất lớn tại Luxembourg, cộng đồng người Bồ Đào Nha tại quốc gia này cũng đông nên có thể làm ăn được với nhãn hàng CR7, thế là ông Maris vay ngân hàng, thông qua hai chị gái của Ronaldo là Katia và Elma xin nhượng quyền thương mại để mở một cửa hàng CR7 rất lớn ở Esch-sur-Alzette, Luxembourg.

Một cửa hàng bán trang phục mang thương hiệu của Cristiano Ronaldo

Rồi chuyện gì xảy ra? Ông Maris bức xúc: “Ban đầu thì cửa hàng rất đông khách, tôi rất mừng. Nhưng chỉ sau vài tháng thì chẳng còn ai đến mua hàng nữa. Khi một số khách hàng phản ánh hàng kém chất lượng, tôi đã cho đi kiểm nghiệm và nhận thấy, hàng hóa toàn bộ là xuất xứ Trung Quốc, nhưng lại được gán mác sản xuất ở các quốc gia khác. Tôi phải đóng cửa hàng, lâm vào cảnh nợ nần”.

“Thằng bán tơ kia… chạy mất tiêu”

Quá cay đắng vì tay trắng, Albano Maris thuê luật sư gửi yêu cầu giải thích với công ty của Ronaldo ở Bồ Đào Nha nhưng rồi thư bị trả về vì địa chỉ lại… không tồn tại. Luật sư gọi điện nhưng cũng chẳng có ai trả lời.

Ronaldo còn có cả thương hiệu giày tây riêng.

Có thể vụ hàng Tàu gắn mác hàng hiệu, Ronaldo học ông Khải Silk. Và khi vụ việc vỡ lở, thì cách giải thích với người tiêu dùng của ông Khải lại cứ na ná như Ronaldo. Cụ thể Ronaldo cho người đại diện lên tiếng rằng, ngôi sao Real Madrid quá bận rộn với bóng đá, với hàng loạt dự án lớn ngoài bóng đá nên… lơ là việc hàng hóa trong hệ thống thời trang CR7, đồng thời… đổ hết trách nhiệm cho hai bà chị gái cùng nhân viên.

Ronaldo và những người có trách nhiệm trong vụ việc này… chạy mất tiêu. Vậy là bị lừa? Ông Maris quyết định đâm đơn kiện Cristiano Ronaldo vì cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái không đúng như cam kết của hợp đồng lên một tòa án ở Luxembourg.

Bà chị Katia Aveira quản lý việc giao hàng cho Ronaldo.

Ông Albano Maris bức xúc: “Tôi phải kiện Ronaldo, vì sự dối trá của anh ta trong hoạt động kinh doanh đã làm tôi tay trắng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhưng quan trọng hơn nữa, uy tín kinh doanh của tôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

“Phải nửa triệu bạc việc này mới xong”

Trong vụ việc Khải Silk, chiều ngày 26/10, lực lượng chức năng đã có mặt tại cửa hàng Khải Silk để kiểm tra. Theo một số nguồn tin, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nếu khăn lụa thương hiệu Khaisilk được đổi “Made in China” thành “Made in Vietnam”, tức là làm giả nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Các món hàng mà thương hiệu Ronaldo bán bị nghi có xuất xứ Trung Quốc.

Năm 2013, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra một số cửa hàng CR7 ở Luxembourg. Mặt khác, tòa án cũng thụ lý vụ việc, liên hệ với người đại diện của ngôi sao Real Madrid để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tòa án ở Luxembourg ra phán quyết Ronaldo lừa đảo khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng CR7? Đương nhiên đó là sẽ là cú đánh trời giáng vào Ronaldo trong quá trình gây dựng thương hiệu.

Ronaldo phải chi đậm để bảo vệ thương hiệu của anh.

Nhưng rồi vụ việc lại sớm chìm vào quên lãng. Tòa hủy thụ lý án, Albano Maris cũng không còn kêu gào đòi quyền lợi hay tố cáo CR7 lừa đảo bằng hàng hóa Trung Quốc nữa. Một số nguồn tin từ Bồ Đào Nha đồn thổi, để chuyện êm xuôi, Ronaldo đã phải chi trả lại toàn bộ tiền hàng, tiền nhượng quyền thương mại cho Maris, đồng thời “lót tay” cho người đàn ông này khoản tiền 500.000 euro.

500.000 euro, một khoản tiền quá lớn với Albano Maris. Nhưng con số ấy lại quá nhỏ so với uy tín của thương hiệu CR7, với cái phốt hàng 'tàu' gắn mác đồ hiệu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tân Phong

Được quan tâm

Tin mới nhất