Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Ngày chia tay của Công Phượng

Công Phượng đã đăng lời chia tay Nhật Bản với dòng trạng thái: Hẹn gặp lại.

Công Phượng đã không còn là người của CLB Yokohama sau hôm 15/9. Cả hai đã xác nhận thông tin chia tay trên các nền tảng của CLB Nhật Bản. "Chúng tôi xác nhận Nguyễn Công Phượng sẽ rời đội bóng. Công Phượng sẽ sang thi đấu cho một CLB ngoài Nhật Bản. Yokohama FC sẽ có thông báo ngay khi có quyết định chính thức", trang chủ Yokohama FC thông báo vào hôm 14/9.

Tiền đạo Nguyễn Công Phượng chia sẻ: "Ngày mai (15/9) là ngày cuối cùng của tôi tại Yokohama FC"

Công Phượng rời Nhật Bản sẽ trở lại Việt Nam thi đấu. Nguồn tin của Saostar cho biết Công Phượng đã được kết nối cho hành trình trở lại Việt Nam trong một thời gian khá dài. Đây được xem là sự giải thoát để cứu vãn sự nghiệp của cựu tiền đạo HAGL. Bến đỗ của Công Phượng sẽ là một đội hạng Nhất có tham vọng lên V.League. 

Ngày chia tay của Công Phượng Ảnh 1
Công Phượng đã đăng lời chia tay Nhật Bản với dòng trạng thái: Hẹn gặp lại. Ảnh: Yokohama FC

Đằng sau lời chia tay với thông điệp "hẹn gặp lại" của Công Phượng là một nỗi buồn lớn. Đó không phải là chuyện của riêng Công Phượng mà dành cho cả nền bóng đá Việt Nam. Ngày Công Phượng về lại quê nhà cũng đồng nghĩa không còn cầu thủ Việt Nam nào thi đấu ở nước ngoài. Nó phản ánh sự sa sút về nhiều mặt của bóng đá Việt Nam dù có tham vọng vươn tầm châu Á, hay xa hơn là giấc mơ dự World Cup. 

Nhìn ra Đông Nam Á, Indonesia mới có tiền vệ Marselino Ferdinan gia nhập Oxford United – tân binh giải hạng Nhất, Anh. Đội bóng xứ vạn đảo còn có rất nhiều cầu thủ nhập tịch thi đấu ở châu Âu. Thái Lan đang có hai tiền vệ thi đấu ở Nhật Bản gồm Ekanit Panya (Urawa Red Diamonds) và Supachok (Consadole Sappor), tiền đạo Suphanat Mueanta chơi bóng ở Bỉ. Singapore có tiền đạo Ikhsan Fandi đá ở BG Pathum United của Thái Lan...

Bóng đá Việt Nam bây giờ đang ở tầm vóc nào sau khi sạch bóng cầu thủ xuất ngoại?

Nên nhớ, không có nền bóng đá Đông Nam Á nào muốn tiến lên tầm châu Á mà thiếu những cầu thủ tài năng có thể thi đấu ở nước ngoài, tức sân chơi có đẳng cấp cao. Điển hình Nhật Bản và Hàn Quốc muốn ra thế giới thì những tài năng giỏi nhất đều sang châu Âu thi đấu. Cầu thủ Nhật Bản học bóng đá từ lúc nhỏ đã thấm nhuần tư tưởng là mục tiêu phải sang châu Âu. Đó là con đường quan trọng để nâng tầm một nền bóng đá.

Ngày chia tay của Công Phượng Ảnh 2
Công Phượng rời Nhật Bản thì bóng đá Việt Nam sạch cầu thủ xuất ngoại. Ảnh: Yokohama FC

Với bóng đá Việt Nam, hành trình xuất ngoại bắt đầu trở thành xu thế với việc bầu Đức mở đường cho Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh đi Nhật Bản và Hàn Quốc. Bóng đá Việt Nam có thêm một số gương mặt tiêu biểu như Văn Toàn, Quang Hải, Văn Hậu nhưng không ai thành công. Công Phượng xuất ngoại nhiều nhất với 4 CLB nước ngoài bao gồm Mito Hollyhock (Nhật Bản), Incheon United (Hàn Quốc), Sint-Truidense (Bỉ) và Yokohama FC (Nhật Bản). 

Dù chưa có cầu thủ nào gặt hái thành công nhưng không có nghĩa bóng đá Việt Nam thất bại, mà nhiều ngôi sao xuất ngoại đánh dấu sự tiến bộ và phát triển của một nền bóng đá. Ngược lại, sự thất bại chỉ xảy ra khi không còn cầu thủ thi đấu ở nước ngoài.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hoài Anh

Bình Luận

BÌNH LUẬN

Tin mới nhất