Thể thao

Nếu HAGL, Hà Nội FC, TPHCM 'phá sản' thì ai chịu trách nhiệm?

Văn Nhân
Chia sẻ

Không chỉ bóng đá mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần những tiếng nói phản biện đúng và chính xác để phát triển. Điển hình là sự tranh cãi chuyện lùi V.League 2021 đến tận tháng 2/2022.

Bóng đá hiểu đúng là một ngành nghề lao động của các cầu thủ, HLV… V.League 2021 có 14 đội bóng, tức có khoảng 400 cầu thủ cùng HLV, trợ lý HLV và nhiều người khác liên quan đến bóng đá. Do đó, chuyện V.League 2021 lùi đến tận tháng 2/2022 cần phải được nhìn nhận một cách thấu đáo, đúng đắn và cần giải pháp hợp lý cho 14 đội bóng.

Dù vậy, lãnh đạo VPF bất ngờ lên tiếng lùi giải đấu đến tháng 2/2022 nhưng các đội bóng không được tham gia ý kiến, không có sự phản biện. Đó là vấn đề hết sức nghiêm trọng, bởi giải đấu hoãn đến 6 tháng là câu chuyện lịch sử của bóng đá Việt Nam, và đội bóng nào trụ không nổi về tài chính sẽ dẫn đến “phá sản”.

Hiện tại, một số đội bóng đã lên tiếng về vấn đề này như CLB HAGL, CLB Nam Đinh, CLB Hải Phòng. Lãnh đạo CLB Nam Định nói một cách sòng phẳng là VPF làm tùy tiện, vì CLB không biết được việc lùi giải, chỉ nắm bắt được sự việc trên truyền thông.

Sự bức xúc của một số CLB có thể hiểu được. Vì họ là thành viên của giải đấu, là những người trực tiếp tham gia cuộc chơi. Đúng hơn, có các CLB thì mới có VPF, các đội bóng cũng chính là “hậu phương” cho ĐTQG, là nền tảng để cả nền bóng phát triển. Nhưng chuyện lùi V.League 2021 được phát đi mà các CLB không được tham gia ý kiến, chỉ có thể phản biện qua báo chí là điều vô lý. Nó chẳng khác nào “mang phụ huynh bỏ chợ”, bởi các CLB mới là người làm chủ cuộc chơi, còn VPF chỉ được thuê để điều hành giải đấu.

Càng ngạc nhiên hơn khi lãnh đạo VPF tự quyết phương án lùi giải đấu, rồi đề lên Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Nếu Ban chấp hành VFF chập nhận thì việc lùi giải đấu được thông qua, sau đó VPF thông báo đến các CLB.

Nếu HAGL, Hà Nội FC, TPHCM 'phá sản' thì ai chịu trách nhiệm? Ảnh 1
VPF muốn lùi V.League 2021 đến tận tháng 2/2022 nhưng không thông qua ý kiến của 14 đội bóng.

Câu hỏi đặt ra: Tiếng nói và vai trò của 14 đội bóng ở V.League là gì?

Một kịch bản như thế này, nếu giải đấu lùi đến tháng 2/2022 được thông qua và VPF thông báo đến 14 đội bóng về điều này. Nhưng có đội bóng cho rằng kinh phí hoạt động không đủ đến năm 2022 thì ai xử lý? Thậm chí, 14 đội bóng đều đồng loạt phản ứng không có đủ tiền lo cho cầu thủ thì ai chịu trách nhiệm?

Hôm nay, lãnh đạo của một CLB ở V.League 2021 nói thẳng với Saostar: Không thể lo nổi kinh phí nếu lùi đến tháng 2/2022, vì không chỉ tiền lương mà nhiều chi phí khác, trong đó có tiền chuyển nhượng của các cầu thủ, thời hạn hợp đồng… Vị này nói thẳng nên hủy giải nếu hoãn đến tháng 2/2022.

Nếu như 1 trận đấu là cuộc chơi của 22 cầu thủ và 1 quả bóng thì V.League có ý nghĩa tương tự, đó là “trận đấu” của VPF và 14 đội bóng. Tất cả cần có sự chung tay, cần phòng phẳng đóng góp ý kiến, sự phản biện để có giải pháp tốt nhất, đúng nhất vì cái chung.

Chia sẻ

Bài viết

Văn Nhân

Tin mới nhất