Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

'VĐV triệu đô' Lý Hoàng Nam bỏ SEA Games 32 và nỗi buồn bữa cơm hộp

Đằng sau tuyên bố bỏ SEA Games 32 của Lý Hoàng Nam mang đến nỗi buồn bất tận cho thể thao Việt Nam, bởi ngôi sao quần vợt bỏ vì bức xúc lãnh đạo VTF chứ không phải thiếu khát vọng cống hiến.

Sự ra đời của "tay vợt triệu đô"

Trước khi nói về câu chuyện buồn của tay vợt Lý Hoàng Nam và VTF, chúng ta cần nhìn lại hành trình cho ra đời một tay vợt xuất sắc. Những con số có lẽ khiến cho người hâm mộ phải... choáng về sự đầu tư của các doanh nghiệp.

Với thể thao Việt Nam, tennis là môn tốn rất nhiều kinh phí cho chuyện đầu tư để VĐV phát triển tài năng, chỉ có thể đến từ tiền của doanh nghiệp. Độc giả có thể nhìn qua chuyện bi hài như nhà vô địch Olympic 2016 - Hoàng Xuân Vinh phải tập chay vì thiếu đạn. Và Lý Hoàng Nam đến với tennis với sự đầu tư “cực khủng” so với phần còn lại của thể thao Việt Nam.

Lý Hoàng Nam là tài năng đặc biệt của quần vợt Việt Nam. Hoàng Nam có hành trình đến với quần vợt nhờ gia đình có niềm đam mê môn thể thao này. Nam bắt đầu tập quần vợt từ năm 7 tuổi và nhanh chóng cho thấy được tài năng của một thần đồng khi vô địch U10 tại Nha Trang vào năm 9 tuổi. Chức vô địch này đã đưa Hoàng Nam đến với Becamex Bình Dương, lò đào tạo quần vợt từng đứng đầu Việt Nam.

'VĐV triệu đô' Lý Hoàng Nam bỏ SEA Games 32 và nỗi buồn bữa cơm hộp ở chợ Ảnh 1
Lý Hoàng Nam là tài năng xuất chúng với 2 HCV SEA Games và chức vô địch Wimbledon trẻ.

Lò Becamex Bình Dương đầu tư cho Lý Hoàng Nam ở thời điểm năm 2015 với con số mỗi năm khoảng 200 nghìn USD (hơn 4,5 tỷ đồng). Số tiền này bao gồm cả chi phí trả lương cho HLV ngoại, các chuyến tập huấn, thi đấu trong và ngoài nước. Vấn đề Becamex Bình Dương đầu tư cho các VĐV có lộ trình rất bài bản. Mỗi VĐV đều có kế hoạch 5 năm để phát triển, với những mục tiêu cụ thể. Có thể nói Hoàng Nam là “VĐV triệu đô” của quần vợt Việt Nam.

Sau khi chia tay lò Becamex Bình Dương, Lý Hoàng Nam về đầu quân cho một đơn vị mới ở quê nhà Tây Ninh. Lý Hoàng Nam tiếp tục được đầu tư với mức kinh phí khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Đáp lại, Lý Hoàng Nam đã có hai tấm HCV SEA Games cho quần vợt Việt Nam. Đúng hơn, Lý Hoàng Nam là tay vợt đầu tiên của Việt Nam vô địch SEA Games. Đó là một kỳ tích, mốc son mới cho thể thao Việt Nam. Trong quá khứ, Lý Hoàng Nam từng giành chức vô địch Wimbledon trẻ. Hiện Hoàng Nam đang có mặt trong top 250 ATP (bảng xếp hạng quần vợt thế giới).

Hành trình để cho ra đời một tay vợt xuất chúng có thể nói tốn rất nhiều tiền. Ngành thể thao rõ ràng không thể có kinh phí đầu tư lớn như các con số kể trên. Tiền bạc phải đến từ doanh nghiệp có đam mê lớn và vế còn lại là cần một tài năng xuất chúng, bởi không phải có tiền thì có thể có thêm một Lý Hoàng Nam cho quần vợt nước nhà.

Đến bữa cơm hộp và nghỉ SEA Games 32

Trên trang cá nhân, Lý Hoàng Nam có chia sẻ một bữa cơm của đội tuyển quần vợt Việt Nam. Nhiều người ngạc nhiên khi tất cả thành viên ăn cơm hộp trong lúc thi đấu cho đội tuyển.

Hồi đầu tháng 2 năm nay, đội tuyển Việt Nam và Indonesia tranh tài ở vòng play-off Davis Cup tại Bắc Ninh. Việt Nam đã thua Indonesia 2-3 dù Hoàng Nam có hai chiến thắng. Nhưng tâm điểm là ý kiến theo kiểu chưa đánh đã thua ngay từ sân nhà.

Bữa cơm hộp tự mua là một phần trong câu chuyện của Lý Hoàng Nam và các đồng đội thi đấu tại vòng play-off Davis Cup. Dù chơi trên sân nhà nhưng theo Lý Hoàng Nam phản ánh thì không có tình nguyện viên hỗ trợ, không có xe đưa đón đội đi tập luyện và thi đấu, cả đội phải đi bộ từ khách sạn đến sân và ngược lại. Không có sự chuẩn bị về ăn uống trước, trong và sau trận đấu... Đội Indonesia được chăm sóc tận răng so với đội Việt Nam. 

'VĐV triệu đô' Lý Hoàng Nam bỏ SEA Games 32 và nỗi buồn bữa cơm hộp ở chợ Ảnh 2
Đội quần vợt Việt Nam mua cơm hộp ăn lúc thi đấu. Ảnh: FB Lý Hoàng Nam

Đơn vị chủ quản của Lý Hoàng Nam có đơn gửi Tổng cục Thể dục thể thao và Liên đoàn quần vợt Việt Nam với quan điểm nhà vô địch SEA Games 31 không thi đấu ở SEA Games 32. 

Lý Hoàng Nam tuyên bố trên truyền thông:"Với những gì đã xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị rồi thi đấu ở Davis Cup với đội tuyển Indonesia, đặc biệt là 10 ngày qua kể từ khi đội tuyển Việt Nam thua Indonesia 2-3 vào ngày 5/2 để phải trở lại thi đấu Nhóm III, tôi thật sự thất vọng với cách điều hành của các cấp quản lý quần vợt cùng phát biểu không trung thực, làm việc không có tâm... 

Sự thật phũ phàng này đã khiến tôi quyết định không thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại SEA Games 32, cho dù ngành TDTT hay VTF hoặc có bất kỳ đơn vị nào hỗ trợ cho tôi kinh phí gấp 100 lần tôi đề nghị, tôi cũng không thay đổi vì tôi nhận thấy tầm nhìn và quan điểm khi làm việc quá khác nhau".

Câu chuyện của Lý Hoàng Nam cần ngành thể thao phán xử ai đúng - ai. Nhưng có thể thấy thể thao Việt Nam mất 1 tay vợt giỏi cho SEA Games 32. Lãnh đạo quần vợt Việt Nam đang khiến doanh nhân bức xúc, có nguy cơ nghỉ đầu tư cho tennis. 

Đề nghị thưởng cho HCV SEA Games 32 như thế nào?

Lý Hoàng Nam từng trao đổi với Tổng thư ký Liên đoàn quần vợt Việt Nam - Đoàn Thanh Tùng và đề nghị để chuẩn bị cho SEA Games 32. Kể từ tháng 2/2023, Lý Hoàng Nam muốn được hỗ trợ 50 triệu đồng/tháng để tập luyện, thi đấu trong nước lẫn nước ngoài; đồng thời tiền thưởng 200 triệu đồng nếu đoạt HCV đơn nam.

Lý Hoàng Nam nói trên truyền thông rằng: "Đúng là tôi có đề nghị như thế, nhưng vấn đề ở đây không phải là tiền bạc vì kinh phí tôi đề nghị hỗ trợ quá ít so với những gì đơn vị chủ quản - CLB QV Hải Đăng đã đầu tư cho tôi. Tôi đã đoạt 2 HCV SEA Games 30 và 31, nhưng VTF không hề có một đồng tiền thưởng nào động viên tôi. VTF không thực sự nhìn nhận, quan tâm đến nỗ lực cùng sự cống hiến của những đơn vị chủ quản, những nhà đầu tư.

Đáng nói hơn nữa là với những gì đã xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị rồi thi đấu ở Davis Cup với đội tuyển Indonesia, đặc biệt là 10 ngày qua kể từ khi đội tuyển Việt Nam thua Indonesia 2-3 vào ngày 5.2 để phải trở lại thi đấu Nhóm III, tôi thật sự thất vọng với cách điều hành quan liêu của các cấp quản lý quần vợt cùng phát biểu không trung thực, làm việc không có tâm của ông Đoàn Thanh Tùng. Chính sự thật phũ phàng này đã khiến tôi quyết định không thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại SEA Games 32 nữa, cho dù ngành TDTT hay VTF hoặc có bất kỳ đơn vị nào hỗ trợ cho tôi kinh phí gấp 100 lần tôi đề nghị, tôi cũng không thay đổi vì tôi nhận thấy tầm nhìn và quan điểm khi làm việc đã quá khác nhau".

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?