Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Kiều Minh Tuấn, An Nguy và cú sốc giá mua gần 100 tỷ

Dư luận trong hai ngày qua đang sốt với chuyện phim giả tình thật của Kiều Minh Tuấn và An Nguy, bên cạnh đó là chuyện ngôi sao U23 Việt Nam - Nguyễn Quang Hải xuất ngoại.

Chú ơi, đừng lấy mẹ con - bộ phim sắp được ra rạp và cơn sốt bắt đầu từ chuyện Kiều Minh Tuấn bất ngờ được đồn thổi yêu An Nguy. Nhiều người đùa vui nên đổi tên phim thành Em ơi, đừng lấy chồng chị. Lời đùa ở đây là nói về hoàn cảnh của Cát Phượng, bỗng dưng mất chồng sau khi Kiều Minh Tuấn đóng phim Chú ơi, đừng lấy mẹ con cùng An Nguy.

Phim giả tình thật, hay câu chuyện PR cũ rích mà nhiều người vẫn hay nói về các diễn viên showbiz, giải trí trước khi ra phim mới hay bài hát, MV ca nhạc… Liệu Kiều Minh Tuấn và An Nguy có chơi trò “xưa như Diễm”? Khó nói được dù cả hai vừa lên tiếng nói yêu nhau nhưng bỏ ngỏ sẽ chọn kết cục nào cho tương lai, chỉ biết rằng họ đang tạo nên cơn sốt quá lớn để thu hút truyền thông trước khi phim Chú ơi, đừng lấy mẹ con ra rạp trong vài ngày tới.

“Phim giả tình thật” của Kiều Minh Tuấn và An Nguy gây sốt cho dư luận.

Song song với chuyện Kiều Minh Tuấn và An Nguy là ngôi sao U23 Việt Nam - Nguyễn Quang Hải có thể xuất ngoại khi được nhiều đội bóng hỏi mua. Thậm chí, giá được đồn thổi lên đến gần 100 tỷ. Thực sự, giá Quang Hải nghe choáng và sốc.

Tại sao? Đây là ví dụ. Lee Seung-woo - cầu thủ đã ghi bàn thắng vào lưới U23 Việt Nam ở ASIAD 18. Chân sút được ví là “Messi Hàn Quốc” trưởng thành từ lò đào tạo La Masia trứ danh nhưng chỉ được mua với giá 1,5 triệu euro. Một ví dụ khác. Vua phá lưới ASIAD 18 Hwang Ui-jo được định giá 500 nghìn euro. Vậy Quang Hải có gì đặc biệt để đắt hơn Lee Seung-woo, Hwang Ui-jo?

Điều khó hiểu hơn cả là Quang Hải được CLB hạng hai Argentina hỏi mua giá gần 100 tỷ chứ không phải đến từ Trung Quốc, Qatar hay các nền bóng đá hàng đầu châu Âu. Bóng đá Argentina từ xưa đến nay chỉ nổi tiếng bán các ngôi sao cho các đại gia châu Âu để lấy tiền, còn hầu như chỉ chiêu mộ “những ông lão” muốn hồi hương về lại quê nhà. Thêm một điều nghịch lý trong chuyện Quang Hải được chào mua giá gần trăm tỷ.

Quang Hải cũng được đồn thổi giá gần 100 tỷ gây sốc cho người hâm mộ.

Thực tế, câu chuyện cầu thủ Việt Nam được làm giá ảo hay tin xuất ngoại chẳng có gì xa lạ với người hâm mộ. Nghiêm Xuân Tú - cầu thủ trưởng thành từ bóng đá phủi từng gây sốc khi có tin sẽ sang Đức chơi bóng. Nghiêm Xuân Tú chưa có 1 điều gì ấn tượng ngoài trình diễn ở V.League, không nổi tiếng ở ĐTQG, vậy sao có thể lọt vào tầm nhìn 1 đội bóng ở Đức? Bây giờ, Xuân Tú vẫn đá cho Quảng Ninh nên phần lớn đều tự hiểu là chiêu trò PR… hơi lố.

Công Phượng cũng từng được định giá lên đến 3 triệu USD vào năm 2015. Một cú sốc nhưng sau cùng thì tất cả hiểu rằng, hóa ra chỉ là đồn thổi so với thực tệ.

Quang Hải bây giờ cũng đang được đồn thổi chẳng khác gì Nghiêm Xuân Tú, Công Phượng. Phải chăng cũng chỉ đơn giản là cách đánh bóng có mục đích, thổi lên quá tầm?!

Câu chuyện Kiều Minh Tuấn - An Nguy hay giá gần trăm tỷ của Quang Hải gây sốt trong những ngày qua, khả năng lớn có điểm chung là mục đích gây chú ý dư luận. Và chuyện gì cũng có cái giá riêng của nó, nếu chuyện “phim giả tình thật” giúp Chú ơi, đừng lấy mẹ con được xem nhiều thì chất lượng phim sẽ quyết phần lớn, nếu ra rạp có nhiều sạn chắc chắn bị soi đến… tả tơi. Quang Hải cũng thế. Giá gần trăm tỷ sẽ mang áp lực lớn tại AFF Cup năm 2018, nếu Hải không vượt qua được sức ép dư luận có khi lại hỏng 1 tài năng giỏi.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất