Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Chuyện học vấn Hoa hậu Trần Tiểu Vy và 'nỗi xấu hổ' của bầu Đức

"Nếu nghe được những lời đó tôi sẽ để ngoài tai, không quan tâm đâu", Hoa hậu Trần Tiểu Vy nói về chuyện học tập bị chê.

“Nếu nghe được những lời đó tôi sẽ để ngoài tai, không quan tâm đâu. Mục tiêu sắp tới của tôi là cố gắng hoàn thành việc học ở trường, hoàn thành trách nhiệm của hoa hậu. Dù thế nào, tôi cũng không để mọi việc làm tuột dốc việc học của mình”, Hoa hậu Trần Tiểu Vy nói về việc nếu có người nhận định xịnh đẹp nhưng học kém.

Vừa trở thành Hoa hậu Việt Nam năm 2018, Hoa hậu Trần Tiểu Vy lập tức bị soi thành tích học tập. Đáng nói, một số ý kiến đã chê Trần Tiểu Vy học kém khi điểm thi THPT vừa qua khá thấp, hầu hết dưới 5 điểm.

Hoa hậu có cần phải đỗ thủ khoa? Đó là ý kiến phản biện của nhiều người khi một cuộc thi nhan sắc lại đem điểm số học tập ra đánh giá thì thực sự lố bịch. Hơn hết, “chiếc áo không làm nên thầy tu”, tức điểm số học tập không thể làm nên một Hoa hậu hoàn hảo. Tại sao phải soi xét điểm số của Trần Tiểu Vy khi chính cô gái này chia sẻ rằng:

“Học là con đường dẫn tới thành công nhưng bên cạnh đó mình cần trau dồi các kỹ năng sống khác nhiều hơn nữa, cần có trái tim, tâm hồn hướng thiện, biết chia sẻ với mọi người.

Tôi nghĩ học không hẳn là con đường duy nhất quyết định thành công của một người. Con người không ai có thể hoàn hảo, tôi sẽ cố gắng trau dồi và hoàn thiện mình hơn nữa”.

Hoa hậu Trần Tiểu Vy bị soi về thành tích học tập.

Nhân vô thập toàn. Một Hoa hậu đẹp, có tâm hồn đẹp, ý thức với danh hiệu cao quý, biết san sẻ và ứng xử đẹp với cộng đồng. Đó là điều cần ở Trần Tiểu Vy chứ không phải dựa trên điểm số học tập.

Câu chuyện học tập của Trần Tiểu Vy bị soi chợt khiến cho tôi nhớ đến cảnh ngộ của bầu Đức ở VFF hồi tháng 3 năm nay. Bầu Đức cả một đời không bị ai nhắc đến chuyện bằng cấp, thành tích học tập nhưng mọi thứ trở nên lùm xùm vì VFF đưa ra tiêu chí bằng cử nhân cho ứng viên khóa VIII.

Một sự đòi hỏi lạ lùng nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi ông bầu có khát vọng cống hiến cho VFF, chỉ làm việc và đóng góp tiền bạc chứ không nhận lương, cuối cùng bị làm khó vì không có bằng cấp.

Đỉnh điểm của tranh cãi là bầu Đức thất vọng đến mức tự nhận rằng: “Tôi cảm thấy xấu hổ vì không có bằng Đại học”. Tuy nhiên, bầu Đức cũng không quên nhắc cho VFF biết là: “Tôi không có bằng Đại học nhưng có hơn 10 nghìn cử nhân làm việc cho tôi”. “Một cái tát” cho chính những ai bày vẽ ra tiêu chí bằng cử nhân, qua đó khiến cho một ông bầu tâm huyết nhất bóng đá Việt Nam “gạt lệ” chia tay VFF sau khi U23 Việt Nam lập nên kỳ tích ở Thường Châu. Đúng hơn, một tấm chân tình đã bị phụ bạc như chính bầu Đức từng nói thì “họ cố tình gạt tôi”.

Bóng đá Việt Nam cần có những người có tâm huyết, dám nghĩ dám làm và cống hiến hết mình như bầu Đức. Đó là giá trị thực tế khi nhìn từ thành công của U23 Việt Nam hay chuyện ông Park Hang Seo được mời sang Việt Nam. Công lao của bầu Đức là rất lớn.

Bầu Đức từng tự nhận xấu hổ vì không có bằng Đại học.

Từ chuyện của Hoa hậu Trần Tiểu Vy và bầu Đức, có thể thấy một số người vẫn nặng nề về điểm số và bằng cấp. Việc học là điều bắt buộc của mỗi con người nhưng học giỏi không có nghĩa sẽ làm tốt và thành công.

Bao nhiêu người sẽ chấp nhận một cô gái đỗ thủ khoa nhưng kém nhan sắc làm Hoa hậu? Ai sẽ chấp nhận một người có bằng cấp Tiến sỹ vào làm bóng đá nhưng chỉ biết ngồi lãnh lương, không cống hiến gì cho VFF?

Rất khó đồng ý. Vậy đừng mang điểm số và bằng cấp ra làm thước đo hay rào cản, hãy nhìn vào thực tế họ đã cống hiến. Bầu Đức đã quá rõ ràng sau gần 20 năm đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Với Trần Tiểu Vy, điều cần là cô gái này sẽ thể hiện như thế nào trong tư cách Hoa hậu chứ không phải soi thành tích học tập.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?