“Tôi đã làm HLV nhiều ĐTQG, tham dự 2 kỳ World Cup, cầm quân tại Olympic, Asian Cup, Copa America, tổng cộng gần 300 trận đấu. Khi ngài chủ tịch VFF gửi lời mời, mặc dù đã trải qua nhiều vinh quang nhưng tôi vẫn rất háo hức với đề nghị”, HLV Troussier nói.
Quá khứ của HLV Trousseir cũng chính là nỗi lo cho tuyển Việt Nam lẫn VFF. Bởi HLV Troussier chỉ có dấu ấn lớn cùng tuyển Nhật Bản, gắn bó từ năm 1998 đến 2002. Nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng chủ nhà World Cup 2002 nên không phải đá vòng loại.
Nhìn lại sự nghiệp của HLV Troussier có điểm đáng lo là quá trình làm việc phần lớn chỉ… 1 năm. Ông dẫn dắt Bờ Biển Ngà (năm 1997), Nam Phi (1998), Qatar (2003-2004), Maroc (2005). Tính từ năm 2005, HLV Troussier có 18 năm không dẫn dắt một đội tuyển quốc gia, trước khi ký hợp đồng với VFF vào cuối hai năm nay. Nếu tái hiện thói quen cũ từng diễn ra với Nam Phi, Qatar, Maroc thì HLV Troussier khó gắn bó lâu dài với bóng đá Việt Nam, dù hợp đồng được ký đến tháng 7 năm 2026.
Về triết lý, HLV Troussier muốn các học trò kiểm soát bóng, chuyền nhiều, xử lý ít chạm, phối hợp tốc độ cao… Đây là phong cách mà nhà cầm quân người Pháp nghĩ sẽ giúp tuyển Việt Nam vươn tầm châu Á, ra thế giới.
“Các cầu thủ có mặt tại đây đều đã nỗ lực, cố gắng tập luyện trong thời gian qua. Có thể không phải ai cũng sẵn sàng thích nghi giữa việc thay đổi lối chơi của HLV mới, nhưng tôi luôn kiên trì và giúp đỡ các bạn, bởi đó là những gì mà tôi và các bạn sẵn sàng làm.
Nếu ai không sẵn sàng, mọi người có thể ra về, và ngay bản thân tôi cũng vậy, không thể làm việc nếu không sẵn sàng đương đầu thử thách. Đó là lý do vì sao chúng ta cùng có mặt ở đây. Mọi thứ chưa có gì là muộn cả, tất cả chúng ta hãy đồng lòng cùng nhau chiến đấu”, HLV Troussier nói sẵn sàng cho cầu thủ về nếu không thích ứng được lối chơi.
Những thông điệp cụ thể nhất đã được HLV Troussier gửi đi trong ngày gặp gỡ VFF. Nhưng càng nghe có vẻ càng thấy lo cho tuyển Việt Nam, nhất là nhà cầm quân người Pháp thường chỉ gắn bó 1 năm với một đội tuyển.