Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

"Gia tài" của bóng đá: Các ông bầu quyết tâm xây dựng hình ảnh đẹp trên khán đài!

"Bóng đá không có khán giả sẽ chết". Nhưng làm sao để có khán giả thì bóng đá Việt Nam trong nhiều năm qua chưa có lời giải...

1. Hai năm trước, cả thế giới bất ngờ trước sự xấu xí của tuyển Nhật Bản với hình ảnh đá theo kiểu "câu giờ" trước Ba Lan dù đang bị dẫn bàn. Họ chấp nhận đá xấu để đi tiếp nhờ... chỉ số fair-play.

Do đó, Nhật Bản đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp là thành công vang dội nhưng mất điểm lớn trong mắt người hâm mộ yêu trái bóng tròn. Một giải đấu thành công về thành tích nhưng "thua" toàn diện về hình ảnh, tuyển Nhật Bản coi như nhận "một bàn thua" rất đau.

Dù vậy, Nhật Bản được gỡ lại bằng hình ảnh đẹp của CĐ xứ mặt trời mọc. Những CĐV Nhật Bản tạo nên hình ảnh đẹp với việc nhặt rác trên các khán đài ở Nga. Hình ảnh đẹp này truyền cảm hứng cho hàng triệu CĐV yêu trái bóng tròn ở Nga. Sau đó, các CĐV nhặt rác trở thành hình ảnh quen thuộc trên các khán đài.

Rõ ràng, đội nhà thua ở dưới sân nhưng bù lại có thể chiến thắng trên khán đài nhờ "cầu thủ số 12". Và hình ảnh đẹp luôn được khắc ghi, trở thành cảm hứng để thay đổi nhiều thứ, giống như cách CĐV Nhật Bản trở thành tấm gương cho các CĐV khác nhặt rác, góp phần tạo nên một kỳ World Cup thành công cho nước Nga, dù phần lớn từng có nỗi lo với sự quá khích đến từ các CĐV được gọi là Hooligan Nga.

2. World Cup 2018 thành công rực rỡ cho thấy dấu ấn của CĐV là quá lớn. Đó là bài học cho tất cả những người tổ chức bóng đá. Cũng từ câu chuyện này có thể nhìn về V.League - giải đấu có 20 năm được tiếng chuyên nghiệp nhưng câu chuyện khán đài càng ngày càng trống vắng, cũng như không ít lần tạo ra sự xấu xí với hình ảnh các quả pháo sáng được bắn lên trong sự bất lực của những người điều hành giải đấu.

Tại sao có những án phạt nặng, có những sự lên án gay gắt vẫn không thay đổi được hình ảnh trên khán đài ở V.League?

Các ông bầu khát khao tạo ra văn hóa cổ vũ cho sinh viên.

Vấn đề này chính là ý thức xây dựng hình ảnh đẹp cho giải đấu. Mọi án phạt, sự lên án không bao giờ bằng việc tạo ra ý thức chung, tức làm cách nào để CĐV hiểu và tự giác tạo nên vẻ đẹp trên khán đài. V.League chưa bao giờ làm được điều này, chỉ có sự lên án và chưa tạo ra được sân chơi cho CĐV.

Vào cuối tháng 10 này, giải đấu SV-League 2020 do các ông bầu chung tay tổ chức cho sinh viên, có thể xem là một hình mẫu cho V.League về việc làm cách nào để các khán đài xanh - sạch - đẹp và văn minh - fair play - cuồng nhiệt.

"Ở bất kỳ sân chơi nào thì CĐV luôn quan trọng nhất. Bóng đá phải có người xem và sân chơi sinh viên sẽ tổ chức chuyên nghiệp, nhất là hình ảnh CĐV đẹp và văn minh. Tôi tin tưởng SV-League sẽ làm được điều này, bởi từ đầu thì chúng tôi đã quán triệt mọi thứ, trong đó có mục tiêu phải tạo ra sân chơi cho các em sinh viên một cách văn minh và trong sáng...", bầu Đức nói.

Cụ thể, SV-League 2020 có giải thưởng lên đến 100 triệu đồng cho Hội CĐV. Số tiền này bằng 1/2 tiền thường cho nhà vô địch. Đáng nói, các ông bầu còn hỗ trợ cho các trường Đại học tham gia giải xây dựng Hội CĐVMục đích là Ban tổ chức giải muốn các CĐV có ý thức chung tay xây dựng đẹp giải đấu bằng sự văn minh - sôi động - cuồng nhiệt trên khán đài.

Chơi có ý thức - chơi để tận hưởng vẻ đẹp của bóng đá - chơi để tạo ra hình ảnh những sinh viên yêu thể thao, thắp sáng khán đài bằng sự cuồng nhiệt của tuổi trẻ, sâu xa hơn là tạo ra một thế hệ yêu bóng đá, cổ vũ văn minh. Đó là câu chuyện trên khán đài ở SV-League 2020.

3. Không khó để thấy rằng, một sân chơi sinh viên nhưng được làm tử tế bởi những ông chủ tâm huyết thì nhất định sẽ mang đến sự khác biệt lớn, thậm chí V.League cũng phải ngước nhìn về cách tổ chức và tạo dựng hình ảnh đẹp trên khán đài.

Câu chuyện cần được nhìn thấy sòng phẳng thông qua những cuộc trò chuyện thực tế. Bầu Thắng từng có nhiều năm làm bóng đá chuyên nghiệp và có một phát biểu đáng suy ngẫm: "Khán giả là gia tài của bóng đá. Thời điểm còn tham gia V.League, tôi biết có những người bán vé số, chạy xe ôm, họ yêu bóng đá nên bỏ tiền mua vé vào sân cổ vũ cho đội bóng. Tôi rất trân trọng và đau đáu vì điều này, nên luôn yêu cầu đội bóng phải thi đấu cho xứng đáng với tình cảm cao quý ấy. Với tôi, mục tiêu đầu tiên làm bóng đá phải vì người hâm mộ".

Bầu Đức xuống tận sân, mời các cụ gia lên ghế vip ngồi xem bóng đá.

Người thứ hai là ông Đoàn Nguyên Đức, người từng bỏ hàng ghế vip đi xuống sân nắm tay từng cụ già mời lên ghế ngồi để dõi theo HAGL đá với Khánh Hòa ở V.League 2015. Hôm đó, sân Pleiku bị... "vỡ" do quá đông CĐV vào sân. Bầu Đức nhìn thấy cảnh tượng này rất sướng và cảm động, ông cầu thị bằng cách đứng dưới sân với người hâm mộ, nhường ghế cho các cụ già ngồi để được theo dõi đội nhà thi đấu.

Người thứ ba là ông Trần Thanh Hải (bầu Hải - Chủ tịch NutiFood). Bầu Hải từng góp công lớn tạo nên những khán đài đầy ắp khán giả cho bóng đá Việt Nam của lứa Công Phượng. Ông chủ NutiFood là nhà tài trợ chính cho các giải đấu U19, cũng như các giải giao hữu quốc tế. Sân Cần Thơ vào năm 2014 có sức chứa hơn 50 nghìn chỗ ngồi, nhưng chịu cảnh "vỡ trận" với hình ảnh các CĐV leo cây để xem U19 HAGL thi đấu. 

Thế nên, bầu Hải hiểu rõ được vai trò quan trọng của CĐV trong bóng đá. Ông chủ của NutiFood cùng những người bạn xác định: "Bóng đá không chỉ là chuyện các cầu thủ thi đấu dưới sân, quan trọng nhất phải là dành cho người hâm mộ, tức mang đến vẻ đẹp thực thụ trên khán đài với hình ảnh CĐV cổ vũ văn minh, cuồng nhiệt và xứng đáng với hình ảnh đẹp của sinh viên Việt Nam".

Bóng đá kết nối mọi người lại gần nhau

"Tôi rất thích khẩu hiệu ở Asian Cup 2019: "Bringing Asia Together" – Mang châu Á lại gần nhau hơn.

Bóng đá nhận được sự yêu mến của rất đông người trên thế giới. Và bóng đá đưa mọi người đến với nhau, đoàn kết, thân thiện, giao lưu với nhau... 

Với sân chơi sinh viên, tôi cũng mong muốn điều như thế. Sinh viên các trường Đại học được giao lưu với nhau, tạo nên sự thân thiện và gần gũi trên khán đài. Còn gì đẹp hơn khi sinh viên các trường học có cơ hội gặp nhau, cùng nhau cổ vũ văn minh, cuồng nhiệt. 

Đúng hơn, một trận đấu sẽ kết thúc sau 90 phút, một giải đấu kết thúc sau vài tháng. Nhưng các hình ảnh đẹp, tình yêu bóng đá, tinh thần thể thao, sự giao lưu của sinh viên là câu chuyện đi theo cả cuộc đời. 

Tôi luôn ước ao được nhìn thấy hình ảnh đẹp trên khán đài ở bất kỳ trận đấu nào. Đó cũng là lý do tôi muốn HAGL đá đẹp, cống hiến vì người hâm mộ. Bây giờ, tôi cũng kỳ vọng sân chơi sinh viên tạo ra vẻ đẹp trên khán đài ở các trận đấu của SV-League 2020", bầu Đức nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất