Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

'Gã điên' Pep Guardiola và bộ não của nhà bác học (Phần 1)

Một gã đầu trọc, cao nhưng hơi gầy vung tay, vung chân loạn xạ đang chỉ đạo trên đường Pitch? “Hắn đang làm cái quái gì trên sân?" đó chắc hẳn là câu hỏi mà bất cứ một Cules nào cũng thắc mắc khi ngày đầu tiên Pep Guardiola nhậm quyền tại Barcelona.

Ngày 6/7/2008, Pep Guardiola nhậm quyền tại Barcelona, câu lạc bộ vừa từ chối bổ nhiệm một Mourinho đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Nhưng phần còn lại sau đó, là lịch sử. Là sự thay đổi thế giới bóng đá mà đến sau này, nhắc đến Pep là nhắc đến một “ nhà bác học bóng đá”!

Ngày tiếp nhận huấn luyện đội một của Pep Guardiola.

BARCELONA CỦA PEP GUARDIOLA VÀ CÚ “ ĂN 6” LỊCH SỬ

Mùa hè năm ấy, Barca sa thải Frank Rijkaard sau hai mùa bóng thất bại liên tiếp. Joan Laporta đang đứng trước nguy cơ mất ghế Chủ tịch trước sự đe dọa dữ dội từ Sandro Rosell. Và ông quyết định đi một nước cờ mạo hiểm là bổ nhiệm Guardiola, HLV đội trẻ chưa từng có kinh nghiệm cầm quân đỉnh cao. Nhưng Guardiola lại là học trò ưng ý nhất của Johan Cruyff. Bổ nhiệm Guardiola, tức là giương cao ngọn cờ về nguồn.

Tôi đã sẵn sàng vượt qua thử thách này. Nếu thấy mình không đủ khả năng, tôi đã chẳng nhận lời. Chúng tôi sẽ phải làm việc với cường độ cao ngay lập tức. Bất kỳ ai muốn đến với chúng tôi lúc này thì xin được chào đón. Những người khác rồi sẽ muốn về với chúng tôi trong tương lai” - là những phát biểu sau khi nhậm chức của Pep, áp lực đang thực sự đè nặng lên đôi vai của ông sau 2 mùa thất bại của người tiền nhiệm, và vị chiến lược gia lúc đó mới 37 tuổi ý thức rõ điều đó.

Tất cả các đấu trường năm đó mà Barca tham gia, họ đều vô địch, người ta gọi đó là “Cú ăn 6 thần thánh”, và cũng chẳng ai ngờ, gã điên trên đường Pitch hôm ấy, bây giờ đã được công nhận là một trong những HLV đẳng cấp nhất thế giới bóng đá.

Pep cùng “ Gã khổng lồ xứ Calalunya” dành cú ăn 6 lịch sử.

Nhưng quan trọng hơn cả, Pep đã biến Barca trở thành một đế chế khiếp sợ cho cả bóng đá Châu Âu với lối chơi Tiki-taka thần thánh. Ông cũng đã nâng tầm Messi trở thành một huyền thoại bóng đá đương đại, ông đã tạo ra đội hình Dream team với những nền tảng cho Barca đến tận bây giờ như: Busquest, Pique, Messi, Xavi…

Phải thừa nhận, Barca khi Pep tiếp quản có một thiên tài Lionel Messi đang trưởng thành rực rỡ, với cặp bài trùng Xavi - Iniesta tạo nên hàng tiền vệ có tính sáng tạo tốt hơn bất kỳ đội bóng nào trên thế giới.

Điều quan trọng hơn, đó cũng là thời điểm thăng hoa của học viện La Masia, với hàng loạt ngôi sao xuất sắc, đã thấm nhuần tư duy bóng đá “Cruyffismo”, nên Pep dễ dàng để kết hợp họ với nhau.

Trước khi Pep đến, La Masia sản sinh ra tài năng khá rời rạc. Khi Pep ra đi, học viện danh tiếng ấy thậm chí còn chẳng đào tạo được cầu thủ nào ra hồn. Những cái tên xuất sắc nhất (như Sandro Ramirez, vừa chuyển từ Malaga sang Everton) chỉ đủ khả năng đá cho các đội trung bình.

Nói Pep gặp thời là vì thế. Barca mạnh đến mức, Vicente Del Bosque bê nguyên nền tảng ấy vào ĐTQG Tây Ban Nha để giành World Cup 2010 và EURO 2012.

Nhưng rồi thành công, ở trên đỉnh của vinh quang cũng đến lúc phải chán chường. Năm 2012, Pep bỏ lại Barca đã chạm tới đỉnh của lịch sử để chuẩn bị cho cuộc chinh chiến ở một đấu trường khác, Bundesliga.

BAYERN MUCHEN VÀ THÀNH CÔNG NỬA VỜI CỦA PEP?

Trả lời tờ The Times năm 2004, Guardiola nói: “Những cầu thủ như tôi sẽ sớm trở nên tuyệt chủng vì bóng đá ngày càng trở nên chiến thuật và cơ bắp hơn. Có quá ít thời gian để suy nghĩ, ở đa số CLB, những cầu thủ đều được ghim vào những vị trí cố định. Sự sáng tạo nếu có cũng chỉ diễn ra trong khuôn khổ“.

Nhưng thực sự, ở Bayern khi ấy, không thể có một Iniesta thứ 2, cũng không thể có một Xavi đệ nhị, Messi thì lại càng không. Và như tất yếu, thay vì cải tiến đội hình bách chiến bách thắng của Jupp Heynckes, Pep Guardiola đã “cải lùi” Bayern, trở về đúng với phiên bản tệ nhất của Barca thời điểm mà HLV này ra đi.

Pep đến Bayern với nhiệm vụ duy trì và phát huy những thành công mà người tiền nhiệm Heynckes đã tạo dựng. Ông cũng đã có những sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho thử thách này, và cũng đặt ra những mục tiêu của riêng mình, là biến Bayern thành một bộ máy sát thủ bậc nhất châu Âu, theo phong cách riêng. Nhưng sau tất cả, người ta lại nhìn thấy ở Bayern hiện tại, hình bóng của Barca năm 2012, thời điểm mà Pep rũ áo ra đi.

Pep không thể giúp Bayern thoả mãn được tham vọng.

Sau trận thua ở lượt đi bán kết C1 mùa 2013/2014 trước Real Madrid, HLV người TBN cho rằng đáng ra đội bóng của ông phải đạt được một điều gì đó, khi đã giữ bóng đến 78% thời lượng trận đấu. Điều này khá giống với cách mà tiền vệ Xavi của Barca cố vin vào cái cớ kiểm soát bóng nhiều để ngụy biện cho thất bại chung cuộc 0-7 trước chính Bayern ở lượt bán kết Champions League mùa giải 2012/2013.

Bây giờ, giữ bóng nhiều không còn được xem là một lợi thế. Với những người còn giữ tư tưởng bảo thủ về phong cách chơi bóng như Pep, thất bại với canh bạc Bayern có lẽ là điều không sớm thì muộn. Triết lý bóng đá của Pep cần phải được đặt câu hỏi. Tiqui-taca là một thứ chiến thuật vô cùng đẳng cấp. Nó đã biến Barca trở thành một thế lực của bóng đá châu Âu, cho đến khi những đối thủ của họ tìm ra cách bắt bài. Họ biết làm thế nào để chặn đứng lối chơi này, làm thế nào để khóa chặt Leo Messi.

Pep đã tiên liệu trước được điều này, và đó là lý do ông rời Nou Camp vào năm 2012. Khi đó, Barca đã trở nên “một chiều” quá rồi, và dễ đoán quá rồi. Bayern của Pep lại đi vào đúng vết xe đổ đó. Pep không thể tiếp tục tiên liệu trước được điều này và thực sự,thay vì đưa đội bóng đi lên, Pep đã cài cho Bayern những số lùi.

Bundesliga là đấu trường duy nhất mà Pep thành công ở Bayern.

Thực tế thành tích 3 lần lọt vào bán đấu đấu trường danh giá nhất châu Âu là không tệ, nếu Guardiola dẫn dắt đội bóng nào đó, đại loại như… Atletico. Tuy nhiên, đối với vị thế ông lớn như Bayern, kết quả ấy là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nhà cầm quân người Tây Ban Nha lại được thừa kế di sản vĩ đại từ người tiền nhiệm Jupp Heynckes, cú ăn ba ở mùa giải 2012/13.

Như vậy, nhìn lại 3 năm làm việc Allianz Arena, Guardiola chỉ hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn Chiếc đĩa bạc, với 3 danh hiệu Bundesliga. Chiến quả này đáng được ghi nhận bởi lẽ Pep dù sao cũng đem đến sự ổn định cho Bayern tại đấu trường quốc nội.

Tuy nhiên, theo một góc nhìn khác, khi mà khoảng cách giữa Bayern và phần còn lại quá lớn, đối thủ tiềm tàng nhất là Dortmund lại bị chính “Hùm xám róc thịt” (chiêu mộ hết Robert Lewandowski đến Mario Goetze), nhà cầm quân người Tây Ban Nha không thống trị Bundesliga cũng hơi phí.

Thế nên không thể đánh giá Guardiola đã thành công hay đáp ứng được kỳ vọng tại Allianz Arena. Và đối với nhiều người, thậm chí nhà cầm quân người Tây Ban Nha đã thất bại.

3 lần thất bại cùng Bayern tại C1, là một dấu chấm hỏi quá lớn về tài năng của Pep?

Còn tiếp…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thái Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc