Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Những người đốt pháo sáng ở V.League

Hôm qua, Nam Định và Hà Nội B đã đá trận play-off ở sân Vinh. Một hình ảnh quen thuộc là một số CĐV đứng reo vui trong bối cảnh lực lượng an ninh dập tắt lửa vì chuyện đốt pháo sáng. 

Hai ngày trước, một thông tin không vui là VFF đóng phạt 12.500 USD vì CĐV đốt pháo sáng ở trận bán kết ASIAD 18 giữa U23 Việt Nam và U23 Hàn Quốc.

Trước đó, VFF đã đóng phạt 11.000 USD vì CĐV đốt pháo sáng ở trận ĐTVN gặp ĐT Campuchia ở vòng loại ASIAN Cup 2019.

Một quả pháo sáng có giá từ 100 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng. Thế nhưng, CĐV mang vào sân đốt đã khiến cho VFF đóng số tiền phạt lên vài trăm triệu đồng. Và chuyện đốt pháo sáng đâu chỉ gói gọn ở việc VFF đóng phạt - điều này còn làm xấu hình ảnh CĐV Việt Nam theo kiểu “con sâu làm rầu nồi canh”.

Trở lại với chuyện đốt pháo sáng trên sân Vinh, hình ảnh xấu xí này xuất hiện chỉ 2 ngày sau khi VFF đóng phạt 12.500 USD. Điều này phản ánh ý thức của một số CĐV khi coi việc đốt pháo sáng như niềm vui đi cổ vũ bóng đá.

CĐV văn minh, ý thức về hành động cổ vũ sẽ góp phần làm đẹp cho bóng đá lẫn hình ảnh của đội bóng, xa hơn là văn hóa cổ vũ của một nền bóng đá. Người Nhật là một ví dụ. Người Nhật có thói quen rời khán đài với việc nhặt rác. Hình ảnh đẹp của người Nhật lan tỏa đến mức CĐV Nga cũng… học theo để nhặt rác trên khán đài tại World Cup 2018.

Nếu như CĐV Nhật Bản được khen ngợi vì hành động dọn rác trên khán đài thì bóng đá Việt Nam thường xuyên xảy ra cảnh tượng đốt pháo sáng.

Tôi tin rằng câu chuyện đẹp của người Nhật ở World Cup chắc chắn được nhiều CĐV Việt Nam đọc được trên truyền thông, hay câu chuyện VFF nộp phạt vì CĐV đốt pháo sáng cũng thế. Những CĐV đốt pháo sáng cũng ý thức được việc đốt pháo sáng là xấu xí, gây nên hình ảnh không đẹp, nhưng họ vẫn đốt. Vậy đằng sau chuyện đốt pháo sáng ở các sân vận động Việt Nam phản ánh điều gì?

Đó là sự thiếu trách nhiệm trong trong văn hóa cổ vũ bóng đá. Thế nên, họ bất chấp hậu quả để đốt như niềm vui riêng, phục vụ cho một nhóm người đi xem bóng đá thích đốt pháo sáng. Tất nhiên, những người có trách nhiệm cũng không thể vô can khi để xảy ra chuyện đốt pháo sáng trên khán đài, không thể lấy lý do là không thể kiểm soát được hết CĐV.

Ở một chừng mực nào đó, tôi nghĩ rằng văn hóa cổ vũ bóng đá với những trái pháo sáng trên khán đài phản ánh một phần bộ mặt của bóng đá Việt Nam. Sân chơi chưa chuyên nghiệp, nhiều bất cập sẽ tồn tại một thành phần CĐV thiếu ý thức. Vì họ coi thường cũng như không có trách nhiệm xây dựng hình ảnh đẹp cho giải đấu theo suy nghĩ: Có đẹp đâu mà phải gìn giữ, phải ý thức.

Đốt pháo sáng là thói quen của một số CĐV ở V.League hay là chuyện “đốt” vào niềm tin với giải đấu?

Bóng đá cần CĐV và giải đấu muốn có hình ảnh đẹp phải được xây dựng từ chính những người có trách nhiệm. Nếu mọi thứ đẹp thì những CĐV đem pháo sáng vào sân đốt sẽ cảm thấy xấu hổ, vì có hành động xấu xí trước những điều tốt đẹp.

Ngược lại, những quả pháo sáng đốt trên các khán đài có thể được xem đang “đốt” vào niềm tin dành cho giải đấu với những bất cập từ chuyện một ông bầu liên quan nhiều đội bóng, một người ngồi nhiều ghế ở VPF, hay văn hóa bóng đá từ những người đứng đầu giải đấu có vấn đề… Tất cả đang khiến cho V.League bị xem xấu xí và “đốt” niềm tin trong mắt người hâm mộ. Điều này càng đáng sợ hơn chuyện đốt pháo sáng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất