Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Học viện NutiFood thắng 7-0: Quả ngọt cho những bước đi thầm lặng

Tối 19/9, Học viện bóng đá NutiFood có chiến thắng ấn tượng 7-0 trước Phú Yên. Đây là câu chuyện đang được nhiều người hâm mộ Việt Nam quan tâm.

Một trong những điều đáng chờ đợi nhất ở VCK U17 năm 2020 là Học viện bóng đá NutiFood trình làng lứa cầu thủ đầu tiên. Trước đó, U17 NutiFood đã thi đấu ấn tượng với thành tích bất bại để giành vé vào VCK.

Dưới sự dẫn dắt của cựu HLV trưởng U19 Việt Nam - Guillaume Graechen, Học viện bóng đá NutiFood đã trình diễn thứ bóng đá ban bật đẹp mắt, thêu hoa dệt gấm làm gợi nhớ về lứa U19 HAGL của thế hệ Công Phượng. Kết quả, thầy trò HLV Graechen dễ dàng hạ Phú Yên với chiến thắng cách biệt 7-0.

Học viện NutiFood thắng 7-0: Quả ngọt của cho những bước đi thầm lặng Ảnh 1
Học viện bóng đá NutiFood hạ Phú Yên 7-0 nhận được sự quan tâm lớn từ người hâm mộ. 

7 bàn thắng và chơi thứ bóng đá đẹp, cống hiến, Học viện bóng đá NutiFood tạo nên cơn sốt "nhẹ" cho người hâm mộ yêu bóng đá. Cũng biết rằng còn sớm để nói về những điều lớn lao về lứa U17 đầu tiên của Học viện bóng đá NutiFood, nhưng có những điều đáng để ghi nhận cho công cuộc "trồng người" vì tương lai bóng đá Việt Nam.

Câu chuyện đào tạo trẻ là một hành trình rất dài, tốn rất nhiều công sức, tiền bạc, kể cả là sự hi sinh thầm lặng của rất nhiều người, trong đó vai trò của người đứng đầu thực sự quan trọng để quyết định sự thành bại cho cả một lứa cầu thủ trẻ theo đuổi giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.

Đúng hơn, chuyện đào tạo ra một lứa cầu thủ tiềm năng đã có ý nghĩa rất lớn, chứ chưa cần phải bàn đến chuyện có thành tích hay không. Nhiều ý kiến sẽ cho rằng, nếu đào tạo cầu thủ mà không có thành tích thì công việc đó để làm gì? Nhưng ở vế ngược lại thì quá trình nuôi dưỡng, đào tạo có một ý nghĩa hết sức quan trọng, trước khi nói đến thành tích.

Học viện NutiFood thắng 7-0: Quả ngọt của cho những bước đi thầm lặng Ảnh 2
Công cuộc đào tạo trẻ của NutiFood đang cho thấy được sự ấn tượng mạnh. 

Điển hình Học viện bóng đá NutiFood trong những ngày đầu tiên tuyển sinh là cả một kỳ công. Đó là công tác tuyển chọn, sàng lọc, những em đậu vòng sơ tuyển phải thi tiếp vòng chung kết. Học viện bóng đá NutiFood còn phải thuyết phục được các phụ huynh cho các con theo đuổi giấc mơ bóng đá, khi đảm bảo từ chuyện nơi ăn chốn ở, học văn hóa đến chơi bóng. 

Thế nhưng, các vấn đề nêu trên chỉ là sự khởi đầu cho một lứa cầu thủ trẻ, bởi họ còn được đào tạo trong nhiều năm liền để có thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Một hành trình mà tôi cho rằng đó là công cuộc "trồng người" chứ không chỉ nói riêng chuyện chơi bóng. 

Ví dụ điển hình là chúng ta có thể nhìn qua lăng kính về lứa Công Phượng để thấy những người thầm lặng đứng phía sau đã dìu các em đi một quãng đường rất dài cho đến ngày thành tài. Một tấm ảnh vẫn còn lưu lại cảnh bầu Đức đội nắng cùng lứa Công Phượng từ những ngày đầu đến Học viện HAGL. Những đứa trẻ thơ dại đã trải qua nhiều năm tháng để trở thành các vì sao trên bầu trời bóng đá Việt Nam, càng đáng quý khi những cầu thủ của bầu Đức có văn hóa, có tư cách trên sân cỏ và thân thiện.

Với Học viện bóng đá NutiFood, người đó là ông Trần Thanh Hải (Chủ tịch NutiFood), những người yêu bóng đá Việt Nam vẫn hay gọi với cái tên gần gũi là bầu Hải. Vị doanh nhân người Bình Định kể từ ngày sát cánh cùng bầu Đức chắp cánh cho lứa Công Phượng đã ấp ủ một giấc mơ, là có một Học viện bóng đá để góp phần vào sự phát triển chung của bóng đá Việt Nam.

Học viện NutiFood thắng 7-0: Quả ngọt của cho những bước đi thầm lặng Ảnh 3
Bầu Hải (bên trái) là một doanh nhân yêu bóng đá, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể thao Việt Nam.

Và bầu Hải chọn cách đi thầm lặng, không đầu tư để có đội bóng chuyên nghiệp như các doanh nhân khác. Bầu Hải dành hết tâm huyết, tình yêu và công sức cho Học viện bóng đá NutiFood để đợi đến ngày nhìn thấy những đứa nhỏ từng nũng nịu cầm tay các phụ huynh đi thi tuyển sinh bóng đá, bây giờ trở thành những chàng trai cao lớn trình làng ở VCK U17 Quốc gia.

Khát khao thành tích, hay đầu tư với bóng đá chuyên nghiệp là một con đường khác, còn tâm huyết với bóng đá là một hành trình khác. Cả hai đều tạo ra những ý nghĩa lớn lao cho bóng đá nước nhà. Nhưng rõ ràng, chuyện bầu Hải chọn bóng đá trẻ, góp phần xây nền móng cho bóng đá Việt Nam là một hành trình thầm lặng đáng để ghi nhận, bởi không có chân đế thì đừng mong "chóp đỉnh" là ĐTQG gặt hái được thành công.

Tôi tin bầu Hải nếu muốn quảng cáo từ bóng đá thì ông có nhiều cách để chọn lựa, trong đó có thể đi theo con đường như nhiều ông bầu khác từng vội đến rồi đi với sân chơi V.League. Tức bầu Hải có thể tài trợ cho một đội bóng, sau đó bỏ tiền mua các ngôi sao về đánh bóng tên tuổi và phát triển thương hiệu để làm ăn. 

Chi phí để đến với bóng đá chuyên nghiệp trong vài năm rõ ràng rẻ hơn so với chuyện bầu Hải mở Học viện bóng đá NutiFood, nhọc công chăm lo cho các em đến ngày có thể thi đấu ở các giải trẻ. Nếu bầu Hải chọn đầu tư cho bóng đá chuyên nghiệp thì dễ dàng hơn so với đào tạo trẻ, tức tính rủi ro thấp hơn khi nuôi dưỡng một em nhỏ trở thành cầu thủ giỏi, ngôi sao là cả kỳ công và cần có sự may mắn.  

Thế nên, câu chuyện bầu Hải làm bóng đá trẻ để đến ngày Học viện bóng đá NutiFood thi đấu ở VCK U17 Quốc gia năm 2020 là một hành trình thầm lặng trong nhiều năm qua. Và thật vui khi những đứa trẻ của bầu Hải đã có chiến thắng ấn tượng 7-0 trước Phú Yên. 

Tôi muốn gửi một tin nhắn, bóng đá trẻ là tương lai của bóng đá Việt Nam. Những người làm công việc đào tạo trẻ là thực sự đáng trân trọng, càng đáng trân trọng khi họ đầu tư vì cái tâm và tâm huyết với bóng đá nước. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất