Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Bóng đá Việt Nam có gì để hy vọng ở tương lai?

Thất bại ở AFF Cup 2020 chưa thể nói là sự mở đầu cho giai đoạn suy thái của bóng đá Việt Nam. Nhưng nỗi lo tiềm ẩn là điều cần phải lường trước.

13 năm trước, tuyển Việt Nam vô địch Đông Nam Á, sau đó thất bại ở AFF Cup 2010 và trải qua 8 năm thăng trầm. Vinh quang chỉ trở lại khi HLV Park Hang Seo dẫn dắt tuyển Việt Nam.

Dù vậy, thầy giỏi chỉ là điều kiện cần để đội bóng thành công. Điều cốt lõi là nội lực và sức mạnh của một nền bóng đá. Vì ông Park giỏi nhưng không có các học trò xuất sắc thì tuyển Việt Nam vẫn tầm thường.

Bóng đá Việt Nam có gì để hy vọng ở tương lai? Ảnh 1
Tuyển Việt Nam đã thất bại ở AFF Cup 2020. Ảnh: Getty

Đúng hơn, lứa Công Phượng, Quang Hải là “chìa khoá” để bóng đá Việt Nam bay cao. Đó chính là vai trò quan trọng của công tác đào tạo trẻ - một hành trình “trồng người” cho bóng đá Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra: Thế hệ hiện tại đã thành công và bắt đầu có dấu hiệu chững lại, bóng đá Việt Nam có gì để hy vọng ở tương lai?

Sân chơi U21 quốc gia đang diễn ra song song với AFF Cup 2020 là một ví dụ. HAGL bị loại ở bán kết. PVF cũng chung số phận. Viettel, SLNA không vượt qua vòng bảng. Hà Nội FC giành vé vào chung kết nhưng họ đá với nòng cốt chuyên nghiệp theo kiểu “gặt” thành tích. Điển hình là Nguyễn Hai Long - tiền vệ đã từng được nhấc lên tuyển lại về thi đấu ở U21. Và Hai Long không phải do Hà Nội FC đào tạo, họ chỉ mua lại hợp đồng từ Quảng Ninh.

Những “lò” kể trên chính là bệ phóng cho tuyển Việt Nam ở thời ông Park. Nhưng bây giờ không còn giữ được vị thế và xuất hiện lỗ hổng lớn về lứa kế cận.

Điểm sáng duy nhất là sự tiến bộ của Học viện Nutifood. Dù đá với nòng cốt là các cầu thủ dự U19 quốc gia năm 2021 nhưng Nutifood đã xuất sắc giành vé vào chung kết. Đội bóng của bầu Hải đã thắng ba “lò” nổi tiếng là Viettel, SLNA và PVF.

Bóng đá Việt Nam có gì để hy vọng ở tương lai? Ảnh 2
“Đám trẻ của bầu Hải” được HLV Graechen chỉ dạy là điểm sáng cho tương lai, nhưng mọi thứ vẫn cần có thời gian trả lời.

Nói riêng về Học viện Nutifood, hành trình “trồng người” trong suốt 6 năm qua là sự tốn kém rất lớn về tiền bạc. Chỉ mỗi sự đầu tư cho Trần Gia Huy đã mất mỗi năm 1 tỷ đồng. Và quan trọng hơn cả là kỳ công chăm lo cho những đứa trẻ từ độ tuổi 11-12 đến ngày trình làng giải trẻ, xa hơn là sân chơi chuyên nghiệp.

Câu chuyện nuôi dưỡng các em trở thành cầu thủ chuyên nghiệp chắc chắn kỳ công hơn rất nhiều so với việc bỏ tiền mua một cầu thủ đã trưởng thành. Đó là sự đầu tư về tiền bạc, tâm huyết, tình yêu lẫn sự hy sinh thầm lặng… của các HLV trong nhiều năm.

Tất nhiên, mọi thứ vẫn còn quá sớm để nói về một điều lớn lao cho “đám trẻ của bầu Hải”. Vì sân chơi trẻ và môi trường chuyên nghiệp là hai điều rất khác biệt.

Và chỉ có mỗi điểm sáng là các tài năng trẻ của Học viện Nutifood để nuôi hy vọng trong tương lai thì chắc chắn không đủ. Bóng đá Việt Nam bây giờ cần có thêm nhiều cú hích trong công tác đào tạo trẻ nếu không muốn quay trở lại giai đoạn thăng trầm như 10 năm trước.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Những lỗi thường gặp trên iPhone 16 sau 3 tháng ra mắt và cách khắc phục
Tiếc cho Công Phượng