Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Bao giờ U23 Việt Nam mới bay cao ở châu lục?

Sau thất bại tại VCK U23 châu Á 2020, phần đông NHM Việt Nam chắc hẳn đều tự nhủ rằng, chúng ta sẽ làm lại  tại giải đấu diễn ra sau 2 năm nữa. Nhưng câu hỏi được đặt ra là, chúng ta sẽ lấy gì để làm lại?

Nếu xét về số cầu thủ dự VCK U23 châu Á năm nay, sẽ có tới ít nhất là 6 gương mặt còn đủ tuổi để tham dự sân chơi này diễn ra cách sau đây 2 năm nữa. Đó là những Văn Toản, Bùi Hoàng Việt Anh, Bảo Toàn, Hữu Thắng, Mạnh Dũng và thủ môn số 3 Y Eli Niê. Ấy vậy, trong danh sách này, chỉ có mỗi Việt Anh là đá chính, Bảo Toàn có mỗi 20 phút cuối trong trận thua Triều Tiên, 4 cái tên còn lại không được ra sân dù chỉ 1 phút.

Và màn trình diễn của cả Việt Anh lẫn Bảo Toàn đều không thực sự thuyết phục được phần đông NHM bóng đá.

Nên nhớ, năm nay U23 Việt Nam còn đến 7 nhà á quân 2 năm trước, trong đó có 4 người đá chính mà chúng ta đã còn cảm nhận sự khác biệt rõ rệt.

Nhiều người sẽ cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể kể thêm 5 cầu thủ bị loại trước thềm giải đấu, và đủ tuổi dự VCK U23 châu Á 2022, đó là: Đặng Văn Tới, Quang Nho, Thiện Đức, Trọng Đại và Trần Danh Trung. Cộng thêm một Văn Hậu năm nay mới chỉ 20 tuổi là vừa đủ đội hình 11 cầu thủ làm nòng cốt.

Nhưng nếu nhìn thực tế vấn đề, liệu có bao nhiêu cái tên nào trong bản danh sách này đủ để chúng ta đặt nhiều kỳ vọng như Quang Hải, Đức Chinh, Đình Trọng năm nay?

Thất bại tại VCK U23 châu Á 2020 chỉ ra nhiều vấn đề cho tương lai của BĐVN.

Cũng nên nhìn thẳng vấn đề rằng, bản hùng ca mang tên Thường Châu 2018 đến từ lớp cầu thủ Công Phượng, Xuân Trường… được đầu tư sâu, tập huấn bài bản và có chất lượng cao từ tận 4 năm trước. Nhìn lại lứa U23 năm nay, lứa cầu thủ này chỉ mới “trình làng” NHM bóng đá Việt Nam trong thời gian gần đây. Họ như là một con cá nhỏ bé, đem thả vào giữa đại dương bao la mang tên VCK U23 châu Á. Vậy nên, thất bại âu cũng là điều dễ hiểu.

Chúng ta thời gian gần đây luôn tự hào rằng đang làm tốt công tác đào tạo. Nhưng thất bại tại VCK U23 châu Á 2020 đã chỉ ra một lỗ hổng cực kỳ lớn ở lớp kế thừa sau những thành công và đây cũng chính là bài học về công tác tuyển chọn, đào tạo, thi đấu một cách có hệ thống.

Lứa U23 Việt Nam đạt được thành công tại Thường Châu 2 năm trước đã “trình làng” NHM Việt Nam từ rất lâu.

Bắt đúng “bệnh”, vậy chúng ta sẽ chữa “bệnh” bằng cách nào? Các CLB đã có công đào tạo ra những tài năng chất lượng, vậy nhiệm vụ của cấp thượng tầng VFF chính là phải đầu tư có chiến lược và mạnh mẽ hơn. Cần kiện toàn lại toàn bộ hệ thống đào tạo trẻ với giáo án huấn luyện đồng nhất mỗi khi tập trung. Đầu tư đồng bộ về cả cơ sở vật chất lẫn chất lượng đầu tư, vậy chúng ta mới có thể hi vọng rằng, những tài năng của BĐVN sẽ không bị bỡ ngỡ khi ra “biển lớn”.

Vì nỗi lo thành tích nên chắc hẳn, các CLB không dám sử dụng các cầu thủ trẻ ở các sân chơi lớn như V.League hay cúp QG. Vậy nên, đã đến lúc VFF cần có tiếng nói riêng của mình trong tương lai của BĐVN, đó là tổ chức nhiều hơn các giải đấu trẻ, hay thậm chí là các nhánh đấu cho đội hình dự bị của các CLB song song theo lịch đấu V.League, giống như cái cách mà các giải đấu hàng đầu thế giới đang làm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bảo Phương

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc