Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Yêu cầu phân tích bài thơ Sóng, nữ sinh có màn bẻ lái cực 'gắt'

Duy Nguyễn/Sinh viên Plus Theo dõi Saostar trên google news

Khi đọc bài kiểm tra này, nhiều người đã không khỏi giật mình trước màn lý giải những hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong bài thơ Sóng của nữ thi sĩ (Xuân Quỳnh).

Muốn được điểm cao môn Văn thời đi học đồng nghĩa học trò phải biết phân tích ý thơ sâu sắc, viết dài 2-3 tờ giấy và có khả năng văn thơ lai láng như nước. Đó là phải hiểu rõ hoàn cảnh tác phẩm ra đời, ẩn ý của từng câu thơ đằng sau các biện pháp nghệ thuật rồi từ đó phân tích chúng sao cho chỉn chu và mượt nhất.

Yêu cầu phân tích bài thơ Sóng, nữ sinh có màn bẻ lái cực 'gắt' Ảnh 1

Nhưng không phải cô cậu học trò nào cũng có khả năng đó, nhất là học sinh khối A, khối B quanh năm dùng máy tính và các con số. Vậy nên mới có chuyện viết văn theo kiểu đối phó, đang phân tích 1 đằng bỗng bẻ lái 360 độ.

Mới đây, trên một group Facebook, một thành viên đã chia sẻ hình ảnh bài phân tích tác phẩm “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đoạn đầu viết về tác giả, nữ sinh mở đầu rất mượt nhưng đến khi cần phân tích sâu sắc, cô nàng bỗng quay ngược lại lấy hình tượng Sóng trong văn thành bằng đồ thị sóng dao động trong Vật lý.

Yêu cầu phân tích bài thơ Sóng, nữ sinh có màn bẻ lái cực 'gắt' Ảnh 2

Đoạn đầu cô bạn phân tích như sau: “Đoạn thơ trên đã thể hiện rất rõ tài năng của Xuân Quỳnh, bà không những là nhà thơ tài hoa mà còn là một nhà Vật lý. Sóng ở đây ngoài ý nghĩa là sóng nước, ta có thể hiểu đó là sóng dao động của các phần tử trong môi trường biến thiên theo hàm sin hoặc cos. 

Tại đây “con sóng dưới lòng sâu” tức là điểm tại đáy sóng và “con sóng trên mặt nước” là đỉnh sóng. Cụm từ “ôi con sóng nhớ bờ” tức chỉ khi 2 điểm trở về trạng thái cân bằng. Và ngày đêm không ngủ ám chỉ thời gian 1/4 chu kỳ là 1 ngày”.

Quả là đoạn phân tích sáng tạo của cô nàng đã đem đến một cách lý giải hình tượng Sóng vô cùng khác, vừa vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Những hình tượng trữ tình như “con sóng dưới lòng sâu”, “con sóng trên mặt nước”, “ôi con sóng nhớ bờ” hóa ra đều có ý nghĩa khoa học của riêng nó.

Tuy nhiên khi phân tích văn thơ nên bỏ qua các yếu tố khoa học sang một bên để bài viết được bay bổng và đúng ý đồ tác giả. Nên đặt cảm xúc trong thơ văn nhiều hơn để viết cho đúng. Nhưng quả thật, thầy cô khi chấm bài này có lẽ sẽ gặp một chút khó khăn khi không biết nên lựa chấm theo kiến thức Vật lý hay kiến thức Văn học. Đúng là “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, dù khó khăn cỡ nào vẫn sẽ tuôn ra được ý tưởng độc đáo để bày trò trêu chọc giáo viên.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Nguyễn/Sinh viên Plus

Được quan tâm

Tin mới nhất