Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền nộp quỹ bị trường giữ học bạ

Người Lao Động Theo dõi Saostar trên google news

Cha mẹ bỏ rơi, cậu học trò sống với ông bà nghèo nên không có tiền để nộp 550.000 đồng các khoản quỹ và bị hiệu trưởng giữ lại học bạ

Ngày 14/6, chúng tôi về nhà ông Y Liêng (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) để tìm hiểu câu chuyện em Y H. Bkrông (cháu của ông Y Liêng) không có tiền đóng quỹ, bị hiệu trưởng giữ lại học bạ khiến nhiều giáo viên tại Trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng) bức xúc.

Trong căn nhà gỗ lụp xụp, ông Y Liêng cho biết vừa đi nhặt rác về. Còn em Y H. Bkrông mang theo một gói mì tôm đi chăn bò (con bò được nhà nước hỗ trợ) nên chiều mới về.

Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền nộp quỹ bị trường giữ học bạ Ảnh 1
Hai giáo viên Trường Tiểu học Hà Huy Tập gửi đơn phản ánh nhiều sai phạm của hiệu trưởng

Sau một hồi nhờ người đi tìm, chúng tôi mới gặp được Y H. Bkrông. Dù đã học lớp 6 nhưng Y H. Bkrông nhỏ thó, có dấu hiệu suy dinh dưỡng.

Ông Y Liêng cho biết gia đình thuộc hộ cận nghèo. Cha Y H. Bkrông không còn liên lạc với gia đình từ lâu, còn mẹ cũng rời nhà khi em vừa biết ngồi. Ông bà Y Liêng phải chăm sóc, nuôi dưỡng cháu. Không có nương rẫy nên đêm đến, ông Y Liêng phải đi nhặt rác tại bãi rác gần nhà. "Đêm nào nhiều thì được 50.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập của gia đình trong những năm qua" - ông Y Liêng nói.

Cũng theo ông Y Liêng, sau khi kết thúc năm học 2019-2020, do không có 550.000 đồng để đóng tiền quỹ nên nhà trường không trả học bạ chuyển cấp nên em Y H. Bkrông phải nghỉ học.

Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền nộp quỹ bị trường giữ học bạ Ảnh 2
Khi chúng tôi tới, em Y H. Bkrông không có ở nhà mà đi chăn bò

Theo giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của em Y H. Bkrông, khi hết năm học, cô đã trình bày hoàn cảnh gia đình em Y H. Bkrông rất khó khăn nhưng hiệu trưởng vẫn kiên quyết giữ hồ sơ. "Giữa cuộc họp và khi cơ quan chức năng về làm việc, tôi đều khẳng định hiệu trưởng làm trái lương tâm đạo đức nhà giáo. Đáng lẽ học sinh khó khăn thì thầy phải huy động để em được đi học, đây lại giữ học bạ lại để thu tiền",cô giáo này bức xúc.

Còn theo cô Nguyễn Thị Minh Châu, giáo viên Trường Mầm non tư thục Phúc Lộc (xã Tâm Thắng), sau khi biết việc em Y H. Bkrông không được rút hồ sơ để đi học, ngày 28/9/2020, cô chở em Y H. Bkrông lên trường đóng tiền cho hiệu trưởng.

"Thầy hiệu trưởng không viết biên lai thu tiền mà ghi vào sổ của thầy. Sau đó, tôi chở em Y H. Bkrông lên Trường THCS Phan Đình Phùng xin vào học và mua 2 bộ đồng phục cho em, tổng cộng hết 920.000 đồng. Lúc này, nhà trường đã vào học được khoảng 3 tuần", cô Châu nói.

Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền nộp quỹ bị trường giữ học bạ Ảnh 3
Em Y H. Bkrông kể lại vụ việc

Tại một cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập, nói: "Nguyên tắc đi học thì phải đóng tiền và đã thỏa thuận mọi vấn đề với nhà trường này thì phải chấp nhận. Còn không đóng tiền thì chúng tôi có biện pháp để giữ… Quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ và tôi làm hoàn toàn đúng"(?!)

Giáo viên tố hiệu trưởng sai phạm hàng loạt

Trước đó, 2 giáo viên của Trường Tiểu học Hà Huy Tập đã gửi đơn tới cơ quan chức năng cho rằng ông Nguyễn Ngọc Hải có hàng loạt sai phạm trong công tác.

Ông Phạm Văn Hiệp, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Jút, cho biết sau khi tiếp nhận đơn, phòng đã về nắm bắt vụ việc thì ông Hải cũng nhận thấy sai sót của mình. Ngày 14-6, ông Hiệp đã làm việc với Huyện ủy Cư Jút và thống nhất Huyện ủy sẽ giải quyết đơn vì có liên quan đến công tác Đảng.

Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền nộp quỹ bị trường giữ học bạ Ảnh 4
Gia đình em Y H. Bkrông thuộc diện hộ cận nghèo

Đối với vấn đề giữ hồ sơ của Y H. Bkrông, ông Hiệp cho rằng phòng cũng đã chỉ ra cho ông Hải thấy như vậy là sai. "Vấn đề này, tôi đã nói rát cả tai, theo nguyên tắc học sinh học xong là phải trả hồ sơ. Quyền được học tập là quyền của các em, sao có thể giữ hồ sơ lại được. Nếu có vướng mắc gì thì phải làm việc với gia đình để tìm hiểu. Các khoản phụ thu này cũng chỉ để phục vụ lại trường, nếu cảm thấy học sinh khó khăn quá thì thôi hoặc kêu gọi giáo viên trong trường giúp đỡ" - ông Hiệp nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Người Lao Động

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất
Thời điểm ra mắt iPhone SE 4