Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Ước mơ sau 4 năm đại học của tân sinh viên liệu có bao nhiêu người thành hiện thực?

Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên đều có những ước mơ, đặc biệt là ở tuổi mang trong mình bao hoài bão cuộc đời. Nhưng liệu bao nhiêu ước mơ tuổi mười tám ấy thành hiện thực?

Nếu ai đó hỏi bạn: “Ước mơ năm 18 tuổi của mày giờ thế nào rồi?”. Có chăng mấy ai có thể thẳng thắn trả lời nhanh câu hỏi mà không phải mất thời gian suy nghĩ. Ước mơ hai từ luôn khiến chúng ta có lẽ phải đau đầu suy nghĩ, xung quanh nó luôn xuất hiện hàng ngàn câu hỏi vệ tinh. Bạn và cả tôi nữa, và rất nhiều bạn trẻ khác cũng không bao giờ có thể giải thích trọn vẹn.

Lời hứa về ước mơ của cô cậu tân sinh viên

Cảm giác khi nhận tin đỗ đại học đó là khi bạn muốn thông báo với cả thế giới rằng tương lai mình sắp trở thành cô sinh viên duyên dáng hoặc chàng sinh viên bảnh bao. Lại được khoe mình với mác người lớn.

Có một người cha nào đó đã nói với cô con gái của mình rằng:

Trở thành tân sinh viên cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một môi trường học tập mới lạ. Ở đó cũng sẽ có rất nhiều câu lạc bộ khác nhau giúp bạn vùng vẫy sở thích dù là gì đi chăng nữa. Bạn sẽ được cha mẹ thả tự do nhiều hơn, đó là cách minh chứng tuyệt vời với cha mẹ rằng bạn đã lớn khôn. Bạn tự hứa trước khi bước vào cổng trường đại học sẽ trở thành một sinh viên giỏi, năng nổ trong mọi hoạt động. Đúng! Người ta nói đó là “Tự hứa”.

Bạn hào hứng, rung rung nhịp đập con tim về chuyến đi học xa nhà dài lâu. Bạn tò mò về những người bạn mới. Bạn hào hứng với những buổi học đầu tiên, chăm chỉ chép bài, chăm chú nghe giảng. Nhưng cần nhắc lại đó là “Buổi học đầu tiên”.

Nếu là tân sinh viên ngành sư phạm, hẳn bạn sẽ nghĩ ra trường sẽ trở thành một nhà giáo ưu tú, chứa thật nhiều kiến thức.

Nếu nhà tân sinh viên báo chí, hẳn bạn sẽ mơ ước trở thành một nhà báo danh tiếng.Rồi ra trường sẽ làm ở một tòa soạn uy tín.

Nếu bạn là tân sinh viên trường y, hẳn bạn sẽ nghĩ đến trở thành một vị lương y coa thượng và hiền từ. Hết lòng, tận tụy với bệnh nhân.

Nếu bạn là tân sinh viên Cảnh sát, hẳn bạn sẽ nghĩ đến một chú cảnh sát với màu áo oai vệ, đĩnh đạc. Giúp nhân dân có một cuộc sống bình yên.

Và vân vân những ngành nghề khác…

Tuy nhiên, thực thế thì…

Trong cuộc sống, muốn duy trì được thì mọi hành động và suy nghĩ của bạn phải luôn hướng vào thực tại, nếu không muốn đi lệch lạc trong con đường tiến tới tương lai. Còn thực tế, những sinh viên năm cuối, sinh viên mới ra trường thì sao?

Không ra được trường vì nợ môn, vì không qua chứng chỉ

Một thực tế ở các trường đại học hiện nay đó là có quá nhiều sinh viên năm cuối nợ môn. Tình hình này dần trở nên quá quen thuộc đối với sinh viên hiện nay. Việc thay đổi phương thức học tập của sinh viên đại học sang đăng ký tín chỉ đã khiến việc học lại trở nên khó khăn hơn. Nếu như đến năm cuối còn chưa trả nợ xong điều dĩ nhiên là bạn sẽ không thể bước 2 chân ra khỏi cánh cổng đại học an toàn.

Xã hội phát triển theo xu hướng hiện đại hóa, để đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì các trường đại học ngày càng tăng mạnh các loại, mức chứng chỉ đầu ra. Đó là một e ngại lớn của khá nhiều sinh viên.

Minh chứng rõ nét đó là năm 2017 vừa qua, tỉ lệ trượt kì thi đầu ra ngoại ngữ và tin học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là rất cao. Con số lên tới 60%.

Thất nghiệp, làm trái ngành

Ra trường để tìm được những công việc đúng ngành, hoàn thành ước mơ hoài bão đó là điều vô cùng khó khăn. Bạn nhận ra tất cả những điều trong suy nghĩ trước kia chỉ là viển vông, quá ít cơ hội để thành hiện thực.

Vì sao có bằng đại học vẫn thất nghiệp?

Có một số lượng lớn sinh viên ra trường hoặc làm trái ngành, hoặc thất nghiệp. Đó cũng là một điều khá dễ hiểu, do trong quá trình học tập không có lý thuyết kết hợp với thực hành nên khi ra trường các công ty, doanh nghiệp những người chỉ biết lý thuyết mà không có khả năng thực hiện.

Và cũng một phần do các trường cao đẳng, đại học mọc lên quá nhiều, chất lượng đầu vào thấp.

Công việc dựa vào sự sắp đặt của cha mẹ

Ra trường có thể không làm những công việc như ước mơ của bản thân. Một phần nào đó, không muốn làm những bậc sinh thành của mình buồn bã, ưu phiền. Vậy là bạn dễ dàng chấp nhận công việc đã có người dọn đường, trải thảm cho bạn bước đi, rồi dễ dàng ngó lơ cái ước trước kia của những cô cậu tân sinh viên. Những hoài bão lớn lao khi ra trường đều ở lại cũng đơn giản chỉ là những kỉ niệm trong quá khứ.

“Cuối cùng, ước mơ tân sinh viên của bạn giờ thế nào rồi?”

Cuộc sống là những nhịp đập liên hồi, nó được thay máu hàng ngày, phải chăng vì vậy mà nó làm bạn cũng thay đổi theo. Càng lớn lên người ta càng có nhiều cái cớ, đổ lỗi cho hiện thực không thể thực hiện được ước mơ khi còn là tân sinh viên.

Nhưng… tất cả chỉ là những ngụy biện cho sự lười nhác, trì trệ, thả buông bản thân không chịu cố gắng hơn. Do sự thiếu bản lĩnh không giữ vững được lập trường dễ dàng chịu sự tác động từ bên ngoài mà thay đổi.

Còn bạn, ước mơ năm ấy sao rồi?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trần Hoàn

Được quan tâm

Tin mới nhất