Một điều khiến thí sinh của kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sau khi biết điểm thi có lẽ là thay đổi nguyện vọng để lựa chọn ngành, trường đại học phù hợp với điểm của mình, đồng thời dựa theo sở thích, mong muốn để gắn bó trong 4 năm tiếp theo.
Giữ chức vụ Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS - TS Hoàng Anh Tuấn có sự hướng dẫn, đưa ra lời khuyên chi tiết, hợp lý cho các sĩ tử quan tâm và có câu hỏi thắc mắc liên quan vấn đề đăng ký, cách thức thay đổi nguyện vọng cũng như lựa chọn ngành học phù hợp ở trường ĐHKHXH&NV.
Đảm nhận vai trò MC của buổi tư vấn, Duy Cường - Quán quân Thần tượng Bolero 2018 và cũng là giảng viên môn Triết học trường ĐHKHDX&NV, tỏ ra vô cùng quan tâm tới những khúc mắc của các sĩ tử về việc thay đổi nguyện vọng theo quy định mới trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Ngày 14/7, theo quy định mới của Bộ Giáo dục, các bạn thí sinh sau khi biết điểm thi có thể được điều chỉnh nguyện vọng của mình từ ngày 19/7 - 31/7. Như đã thông tin, năm nay có 2 cách thức điều chỉnh nguyện vọng, bổ sung nguyện vọng thông qua trực tuyến và phiếu điều chỉnh nguyện vọng. Thưa thầy, cách thức diễn ra như thế nào?
Tất cả những hướng dẫn liên quan đến điểu chỉnh, bổ sung nguyện vọng cho các em thí sinh đã được Bộ giáo dục cũng như các cơ sở tuyển sinh trong cả nước phổ biến cụ thể, các em có thể tìm hiểu cụ thể thêm trên các trang web tuyển sinh của các trường.
Tuy nhiên tôi xin nói qua thế này: Các em sẽ có 1 tuần từ 22/7 - 29/7, đối với những em điều chỉnh thông qua phiếu, giấy các em có thêm 2 ngày là đến ngày 31/7. Các em có thể thay đổi thứ tự nguyện vọng cũng như các trường mong muốn một cách tự do, chỉ với một điều kiện là các em không thay đổi thông tin cá nhân của mình.
Tôi mong các em tính toán, cân nhắc thật là kĩ trước khi quyết định thay đổi, đăng ký nguyện vọng bởi vì điều chỉnh nguyện vọng vào một ngành nào đó nó sẽ gắn với tương lai, nghề nghiệp của các em lâu dài.
Không chỉ ở thí sinh sẽ thi vào trường Nhân Văn, mà còn nhiều thí sinh trường khác hỏi là không chỉ điều chỉnh nguyện vọng vào ngành, vào các trường khác nhau mà còn có thể điều chỉnh cái tổ hợp mình đã đăng ký để xét tuyển hay không?
Các em có thể đăng kí bổ sung nguyện vọng vào các trường và tương ứng như vậy các em có thể chọn các tổ hợp mà các em thấy là có lợi thế cho mình với điều kiện trường đó, ngành đó có chấp nhận tổ hợp đó. Quan trọng nhất tổ hợp các em chọn có nằm trong tổ hợp trường đó đăng kí với Bộ giáo dục và đào tạo trong kỳ tuyển sinh năm nay hay không. Trên lý thuyết các em hoàn toàn có thể bổ sung nguyện vọng và kèm theo đó là các tổ hợp đi kèm.
Dự đoán điểm chuẩn vào các ngành học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là như thế nào? Trong năm tới trường có dự định thêm ngành nào không?
Năm ngoái, Đại học KHXHVNV tuyển sinh 24 ngành đào tạo, gần như tất cả khối thi và tổ hợp thi. Năm nay, nhà trường có bổ sung thêm một ngành mới cộng với 3 chương trình đào tạo chất lượng cao theo thông tư 23 của Nhà nước đó là ngành Báo chí học, Khoa học quản lý và Quản lý thông tin. Năm nay, dựa vào phổ điểm của Bộ giáo dục đã công bố, dựa vào điểm thi của thí sinh toàn quốc, chúng tôi dự đoán phổ điểm vào trường sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2018. Dự kiến trong một vài hôm nữa nhà trường sẽ công bố điểm sàn để thí sinh được biết.
Dự kiến năm nay điểm sàn của trường ĐHKHXHVNV sẽ có 3 nấc khác nhau. Mỗi khối có nấc điểm sàn khác nhau. Nói một cách chung nhất, về cơn bản năm nay thí sinh có điểm từ 17 trở lên khối D thì hoàn toàn có thể đăng ký vào các ngành của nhà trường. Tát nhiên các em phải cân nhắc và xem tỉ lệ của những năm trước. Khối C về cơ bản từ 18 điểm trở lên các em hoàn toàn có thể yên tâm để đăng ký vào trường. Tuy nhiên chúng tôi dự kiến điểm chuẩn, điểm sàn chia thành 3 nhóm ngành khác nhau.
Nhóm ngành thấp như năm ngoái khối C tầm khoảng 20 điểm có thể đỗ một số ngành, một số ngành khác khối C phải đạt 24 điểm. Thậm chí mọt vài ngành khối C lên đến 26 - 27 điểm. Năm nay, chúng tôi dự đoán khối C tầm từ 18 - 24 điểm là các em hoàn toàn yên tâm.
Khối D năm nay chúng tôi dự đoán điểm sàn là 17 điểm, để vào các ngành thì sẽ rơi vào khoảng 20 - 21 điểm.
Điểm năm nay khá cao nên chúng tôi tin việc xét tuyển vào trường Nhân Văn năm nay sẽ khá thuận lợi hơn so với những năm trước.
Nếu vào trường ĐHKHXHVNV thì có thể thay đổi nguyện vọng mình đã chọn không? Đặc biệt một số bạn đã trúng tuyển ngành trường mình thì có thể chuyển sang học ngành khác được không?
Về cơ bản thì trong 1 tuần, 10 ngày sắp tới các em có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng theo niềm yêu thích của mình. Lời khuyên cho các em là nếu các em đã thực sự thích ngành nào đó các em hãy tự tin chốt nguyện vọng. Hiện nay trường có một thế mạnh là nhà trường có chương trình bằng kép.
Riêng ĐHKHXHVNV có 8 chương trình đào tạo bằng kép, đại học Quốc gia Hà Nội thì có tới gần 3 chương trình đào tạo bằng kép. Có nghĩa là các em hoàn toàn có cơ hội để học 2 ngành yêu thích, tọa nền tảng vững chắc kiến thức cho các em. Các em yên tâm là vào một ngành của trường Nhân Văn thì các em sẽ có cơ hội học 8 ngành của trường, 25 ngành của Đại học Quốc gia.
Đối với các em theo học ngành Xã hội hóa nhà trường cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện cho các em liên thông thêm các ngành khác để mở rộng thêm kiến thức.
Thầy có thể chia sẻ thêm ngành Xã hội hóa chất lượng cao sẽ khác biệt gì so với ngành học đã có của trường không?
Xã hội hóa chất lượng cao là cách gọi ngành đào tạo, xây dựng dựa trên chương trình chuẩn đã được nhà nước phê duyệt. Xã hội hóa tự thân nói lên là những ngành nhu cầu xã hội, nhưng chỉ tiêu nhà trường được Nhà nước cao khá cao. Ví dụ năm nay trường có đào tạo 3 ngành xã hội hóa chất lượng cao.
Theo thông tư 23, cáo đơn vị đào tạo được phép mở các ngành xã hội hóa chất lượng cao dựa trên những ngành chuẩn đã cao nhưng phải dựa trên những ngành chuẩn trong chương trình đào tạo. Vì là chất lượng cao nên yêu cầu về đào tạo cũng phải được cập nhật hơn, yêu cầu ngoại ngữ nâng cao hơn, kĩ năng đầu tư nhiều hơn. Thực tập, thực tế, làm việc với các doanh nghiệp đối tác cũng được đầu tư nhiều hơn. Hệ xã hội hóa nên nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất nên học phí tăng hơn so với các chương trình học được nhà nước tài trợ.
Một số ngành nhà trường cảm nhận được nhu cầu xã hội rất lớn trong thời gian tới ví dụ ngành Quản lý thông tin. Quản lý thông tin là ngành đã được Bộ giáo dục điều chỉnh và ban hành mã ngành về quản lý thông tin, trên cơ sở điều chỉnh ngành mà nhà trường đã có thì hiện nay quản lý thông tin là ngành đón đầu, đáp ứng nhu càu nhân lực cao về quản trị, phân tích thông tin, ứng dụng thông tin vào phát triển xã hội, mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế,… đó là những ngành nhà trường tiếp nhận từ nhu cầu của thí sinh, của xã hội trong những năm tới.
Đối với những ngành chất lượng cao xã hội hóa của trường, khi vào học các em được đầu tư một cách tương xứng. Các em được học chương trình đào tạo cập nhật hơn, tiên tiến hơn, chuẩn ngoại ngữ sẽ được nâng cấp lên, kĩ năng giao tiếp ứng xử cao. Đầu tư cho cơ sở vật chất học tập ví dụ phòng học được trang bị thiết bị hiện đại, đặc biệt thực tập, thực tế đẩy mạnh: làm việc với doanh nghiệp, ưu tiên thực tập thực tế ở nước ngoài vì nhà trường hiện nay có đến gần 400 đối tác quốc tế.
Nếu các em có nhu cầu thì nhà trường hoàn toàn có thể kết nối giúp các em. Từ học tập các em đã dược cọ sát với môi trường quốc tế, giúp cho các em khi ra trường thuận lợi hơn. Chính sách học bổng hỗ trợ cho các em được đẩy mạnh. Nhà trường hiện triển khai 3 tiêu trình, năm tới thêm 3 tiêu trình nữa là 6, các chương trình gắn với các đối tác tuyển dụng cụ thể. Chỉ cần các em hoàn thiện đáp ứng được chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ, ngoại ngữ thì các em hoàn toàn yên tâm được về vấn đề tuyển dụng. Đây là một lợi thế lớn của chương trình xã hội hóa của nhà trường.
Khi các bạn thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các ngành xã hội hóa chất lượng cao thì yêu cầu tiếng Anh như thế nào? Đặc biệt ngành quản lý thông tin mà các thí sinh vào chưa có khả năng học tiếng Anh, vì theo được biết ngành này sẽ đào tạo một số môn bằng tiếng Anh. Nếu các bạn chưa có khả năng học tiếng Anh thì nhà trường có cách giải quyết gì không?
Các ngành chất lượng cao Xã hội hóa theo quy định Nhà nước yêu cầu có tối thiểu 20% thời lượng được giảng dạy bằng tiếng anh. Về cơ bản trong những năm trở lại đây phần lớn các ngành đào tạo của nhà trường đều có môn học, học phần cho các em lựa chọn học tiếng anh hoặc một số ngôn ngữ dặc biệt khác. Nhà trường luôn hàng kỳ mở ra đến gần 50 môn học cho các em lựa chọn học bằng tiếng anh. Đối với chương trình xã hội hóa chất lượng cao thì có 3 chương trình các đơn vị đào tạo đều chru trương lấy 2% là mức tối thiểu, còn các đơn vị xác định 25%- 40% là giảng dạy bằng tiếng Anh. Đặt ra một cơ hội lớn cho các em để học tập.
Trong quá trình xây dựng chương trình nhà trường đã tính toán rất kĩ lộ trình học tập cho các em. Ví dụ năm đầu tiên dành nhiều thời gian cho các em học tiếng anh với tư cách như là một ngoại ngữ, để các em củng cố tiếng anh đến cái ngưỡng các em hoàn toàn có thể học được các chuyên đề, chuyên môn tiếng Anh. Các học phần chuyên sâu bằng tiếng anh được bố trí vào khoảng cuối năm 2 trở về sau, tham gia thực tập thực tế trong môi trường tiếng Anh. Lợi thế rất lớn của chương trình xã hội hóa là các em được tiếp cận vào chương trình đào tạo chuản quốc tế, năng lực ngoại ngữ sẽ được tăng cao.
Liên quan đến học phí chương trình xã hội hóa hiện nay nhà trường có mức học phí dao động từ khoảng 30 triệu - 35 triệu cho một năm học. Mức này cao hơn chương trình chuẩn vì chương trình chuẩn đã được nhà nước hỗ trợ, còn mức học phí xã hội hóa cao hơn vì nhà trường sẽ đầu tư lại cho sinh viên về cơ sở vật chất, chương trình thực tập thực tế, hỗ trợ cho các em khi các em sang nước ngoài. Tôi cho rằng người quản lý giáo dục thì mức học phí này là mức học phí trung bình trong điều kiện nền giáo dục mở hiện nay.
Giải đáp kỹ hơn về ngành học mới của trường ĐHKHXH&NV, buổi tư vấn còn có sự tham dự của TS Đỗ Văn Hùng - phụ trách ngành Quản lý thông tin Xã hội hóa CLC.
Ngành Quản lý thông tin Xã hội hóa CLC của trường về triển vọng và chỉ tiêu năm nay như thế nào?
Chương trình Quản lý thông tin khá mới, đầu tiên ở Việt Nam. Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao ở trường Nhân văn có chương trình mang tính công nghệ nhiều như thế này? Trong bối cảnh cách mạng 4.0, khoa học công nghệ giao thoa với đời sống xã hội, mục tiêu của công nghệ là phục vụ đời sống xã hội. Trường ĐHKHXH&NV quyết định triển khai chương trình mang tính vừa phối hợp giữa khoa học xã hội nhân văn và khoa học máy tính với khoa học quản lý, công nghệ để tạo ra chương trình đào tạo này.
Chỉ tiêu năm nay khoảng 40 sinh viên cho khóa đầu tiên. Tuy nhiên, trường sẽ dựa vào tình hình thực tế của tuyển sinh để có những điều chỉnh có thể tăng lên 10 - 15% so với chỉ tiêu.
Ngành Quản lý thông tin đặt ra triển vọng sinh viên có thể biến thông tin thành nguồn lực phát triển, lợi thế cạnh tranh cho từng cá nhân, doanh nghiệp,… Chương trình đào tạo một số kỹ năng ở lĩnh vực cơ bản: nền tảng về khoa học xã hội nhân văn. Điểm thứ 2 là sinh viên có nền tảng liên quan đến công nghệ thông tin, có thể không là một chuyên gia về công nghệ thông tin như ở các trường công nghệ, nhưng cũng có nền tảng cơ bản để sử dụng như một công cụ phục vụ cho công việc của mình. Điểm thứ 3 là kiến thức cơ bản về khoa học thông tin: làm thế nào để thu thập thông tin, từ thông tin có thể chọn lọc đánh giá, để sử dụng một cách hiệu quả, đúng với pháp luật, đạo đức.
Khi học ngành Xã hội quá CLC - Quản lý thông tin, sinh viên có những nỗ lực học tập thì học bổng sẽ được nhận thế nào?
Học bổng là một trong những điều khuyến khích sinh viên trong học tập bởi chương trình này rất nặng. Trường sẽ có suất học bổng toàn phần 4 năm cho sinh viên xuất sắc trong suốt quá trình (khoảng 135 triệu), ngoài ra, trường cũng có những dự án học bổng, trao cho sinh viên cơ hội vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp.