Học đường

300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, hành động tưởng chừng đẹp đẽ lại bị dội 'gáo nước lạnh'

Phương Linh
Chia sẻ

Trên mạng xã hội, câu chuyện về hơn 300 sinh viên Hải Dương vào TP.HCM bỗng chốc gây nên làn sóng tranh cãi trái chiều. Từ một việc lẽ ra để thắt chặt tình cảm thì lại gây tranh cãi, trách móc, mỉa mai, quả thực rất đáng tiếc.

Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM đang diễn biến vô cùng phức tạp. Sáng 1/7 vừa qua, hơn 300 cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã xung phong vào 'tâm dịch' hỗ trợ.

Toàn bộ ê kip đều có mặt từ sớm, mặc áo blouse trắng, xếp hàng ngay ngắn để hoàn tất thủ tục bay từ Nội Bài đến TP.HCM.

Hành động đẹp tưởng chừng chẳng có gì để bàn tán thì mới đây, câu chuyện này ngày càng phức tạp khi xảy ra nhiều tranh cãi.

Xem thêm: 319 cán bộ, sinh viên y tế Hải Dương lên đường chi viện cho TP.HCM

300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, hành động tưởng chừng đẹp đẽ lại bị dội 'gáo nước lạnh' Ảnh 1

Nhiều ý kiến trái chiều

Trên mạng xã hội, câu chuyện về hơn 300 sinh viên Hải Dương vào TP.HCM bỗng chốc gây nên làn sóng tranh cãi trái chiều. Có ý kiến cho rằng, đội ngũ chi viện này chủ yếu là sinh viên vốn không có nhiều kinh nghiệm, ý thức làm việc chưa cao, đến điểm lấy mẫu trễ nải... điều này khiến đội y tế TP.HCM mất thời gian trong việc hướng dẫn, điều chỉnh.

Xem thêm: Trưa 3/7, TP.HCM ghi nhận thêm 249 bệnh nhân COVID-19 mới, vượt mốc 5.000 ca nhiễm

300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, hành động tưởng chừng đẹp đẽ lại bị dội 'gáo nước lạnh' Ảnh 2

Kể cả việc các bạn đi - đứng - ăn - ở cũng khiến nhiều người khó chịu, cho rằng các sinh viên Hải Dương có quá nhiều đòi hỏi, thậm chí có bạn tỏ thái độ chảnh chọe. Hay việc ăn mặc của các sinh viên khi trên đường vào TP.HCM cũng bị bắt bẻ. Theo đó, có một vị đạo diễn nọ đã đăng tải dòng status tỏ ý thắc mắc: “Tại sao mặc áo blouse trắng đi ra khỏi Bệnh viện rồi còn đi ra sân bay vậy nhỉ? Có ai hiểu quy tắc của việc mặc áo blouse trắng không nhỉ?".

Dù không phủ nhận sự góp sức của bất kỳ ai nhưng ở thời điểm này, nhiều ý kiến cho rằng, muốn giúp đỡ thì nên chọn người phù hợp và cũng cần tập huấn kỹ năng công việc, thái độ làm việc để sự giúp đỡ ấy thật sự có hiệu quả.

Đừng vội phán xét...

Chị Thủy Vũ, phóng viên báo Tuổi Trẻ là người có cơ hội trực tiếp gặp gỡ và chứng kiến các sinh viên Hải Dương đã làm việc tận tâm và có trách nhiệm như thế nào khi vừa đáp tới Sài Gòn.

Lần đi cùng các bạn sinh viên đến điểm lấy mẫu tại quận Gò Vấp mới đây, với chị Thủy Vũ mà nói, các bạn đã làm việc không khác gì chiến sĩ vào trận. Vì thế, những thông tin gây tranh cãi trên MXH về việc các sinh viên Hải Dương "chảnh chọe", "đòi hỏi" khiến chị thương mà chẳng biết phải nói sao!

"Gọi tập hợp lúc nào là tập hợp lúc đó. Phân công đến đâu các em đi đến đấy. Chỉ huy nói trang bị bảo hộ không đảm bảo an toàn, không được làm thì các em cũng phải đợi lệnh. Thế nhưng rồi nó lại thành ra các em chảnh chọe, đòi hỏi.

Nếu có lỗi gì thì là lỗi ở người chỉ huy đã yêu cầu bảo hộ cho các em quá cao. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh họ trang bị bảo hộ cấp 4. Vào Sài Gòn có thay đổi nên buổi đầu tiên chưa có thống nhất giữa chỉ huy và đơn vị tại Sài Gòn. Cuối cùng thì người buồn nhất chắc là các em", chị viết.

300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, hành động tưởng chừng đẹp đẽ lại bị dội 'gáo nước lạnh' Ảnh 3
Nhóm các sinh viên gồm Oanh, Linh, Hằng làm việc tại quận Gò Vấp.

Theo chân một nhóm 4 bạn nữ khác, lần này, chị Thủy Vũ đã chứng kiến được sự lúng túng của các bạn khi không biết phải thế nào trước mệnh lệnh từ chỉ huy. Các bạn không biết nên làm theo lệnh chỉ huy đi về hay ở lại làm tiếp khi thấy người dân đã xếp hàng chờ sẵn rồi. Mà chỉ huy kêu không làm mà làm, chắc sẽ không có lần sau tham gia đội hình nữa. Nhưng đâu ai hiểu. Họ chỉ biết mấy đứa sinh viên Hải Dương đòi hỏi, chảnh chọe.

"Thật ra lúc đó chị cũng đã nghĩ: Trời ơi làm gì mà chỉ huy đòi hỏi cao quá vậy? Ở Sài Gòn bảo hộ chỗ nào chả như chỗ này. Giờ đòi bảo hộ tốt hơn thì đào đâu ra. Nhưng chị biết các em đâu có quyền quyết định. Chỉ huy lệnh thì phải nghe.

Các em kể 40 ngày ở Bắc Giang là được sắp xếp ở trong một điểm trường tiểu học, có ngày lấy mẫu liên tục hơn 10 tiếng, có đứa ngất xỉu vì làm việc trong bộ đồ bảo hộ nóng nực giữa sân bê tông nắng nóng. Nhưng khi có thông tin tuyển quân vào Sài Gòn vẫn không ngại xung phong. Oanh bảo chị là em khỏe lắm, có điều lúc đó tự nhiên ở sân bê tông hắt hơi nóng quá mạnh nên mới ngất xỉu. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời em biết ngất xỉu là gì.

Chị không biết lần này các em có được hứa hẹn tài trợ gì hay không nhưng 40 ngày ở Bắc Giang, 30 ngày ở Bắc Ninh, 10 ngày ở Hải Dương trước đó làm gì có tài trợ".

300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, hành động tưởng chừng đẹp đẽ lại bị dội 'gáo nước lạnh' Ảnh 4
Các sinh viên Hải Dương đã làm việc tận tâm và cực kỳ trách nhiệm khi vừa đáp tới Sài Gòn.

Về thông tin các sinh viên Hải Dương khi vừa vào TP.HCM đã được sắp xếp ở khách sạn 5 sao giữa trung tâm thành phố, chị Thủy Vũ một lần nữa thấy buồn và thương các bạn sinh viên.

"Cái chị được nghe là đơn vị tổ chức đến phút cuối cùng không tìm được nơi nào cho đoàn nên đã phải nhờ cậy quận 1 để đưa đoàn vào ở. Ở khách sạn 5 sao nhưng giờ mang tiếng là ở khách sạn 5 sao. Chị thấy buồn và thương các em.

Người ta nói các em để dân chờ từ 1 giờ trưa "tính cho dân ngồi dang nắng cho chết virus hay gì", rồi đến 7 giờ tối mới xuất hiện. Xuất hiện rồi thì lằng nhằng chuyện đồ bảo hộ. Nhưng họ không biết đến Sài Gòn lúc 9 giờ nhưng các em chưa có chỗ ở ngay mà phải chờ đến đầu trưa mới được đưa vào cái khách sạn 5 sao đó. Chuyện không thống nhất này là lỗi do ai? Đâu phải lỗi do các em".

Thời điểm này, sự trợ giúp nào cũng đáng quý...

Theo quan điểm của nhà văn Hà Thanh Phúc, suốt thời gian qua, với khả năng y tế của TP.HCM, với sức trẻ của các sinh viên ngành Y thuộc Đại học Y Dược, Phạm Ngọc Thạch… họ vẫn đang làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, nếu có thêm sự trợ giúp từ địa phương nào vào lúc này cũng đáng quý.

Về việc cho các sinh viên Hải Dương ở khách sạn 5 sao khi đến TP.HCM thực hiện công tác hỗ trợ, điều này hết sức bình thường, bởi dù sao những khách sạn ấy cũng đang bỏ trống, hơn nữa việc tiếp đãi khách tử tế, hiếu khách vốn là bản tính người Miền Nam.

"Hay việc một số em sinh viên chê đồ bảo hộ, chê không có khẩu trang N95 hay que chọt chuẩn thì mình nghĩ là các em tuổi đời còn trẻ, cũng muốn bảo vệ sự an toàn cho bản thân và số em lên tiếng chỉ là vài em, không đại diện cho cả đoàn. Nên mình hy vọng rằng đây chỉ là vấn đề nhỏ.

Nhưng điều này, theo mình là hơi thiếu tế nhị vì các y bác sĩ TP.HCM vẫn đang dùng nó suốt thời gian qua. Sự giáo dục lại là cần thiết (nếu điều này là có thật) vì hơn ai hết các em chính là những bác sĩ tương lai, mà y đức thì cần đặt lên hàng đầu. Mình vẫn tin chỉ vài em - trong số hàng trăm em tham gia có vấn đề. Chúng ta không nên “đánh hội đồng” cả đoàn, tội cho các bạn khác", anh Hà Thanh Phúc nêu quan điểm.

Xem thêm: Bất chấp dịch COVID-19, người dân vẫn ùn ùn kéo nhau về Vũng Tàu du lịch cuối tuần

300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM, hành động tưởng chừng đẹp đẽ lại bị dội 'gáo nước lạnh' Ảnh 3

Cũng theo anh Phúc, quan điểm của anh là vẫn nhìn mọi thứ theo chiều hướng tích cực, nhẹ nhàng để mùa dịch vốn đã quá mệt mỏi trở nên dễ thở và vui vẻ hơn. Bản thân anh chọn không ném đá các em sinh viên Hải Dương vì các bạn còn quá trẻ, nhưng giá mà các em được đả thông tư tưởng kĩ về công việc mình đang làm không chỉ là đi hỗ trợ, mà giống như công việc “ngoại giao”.

Từng lời ăn tiếng nói ở thời điểm này đều nhạy cảm, nhất là Sài Gòn - trọng tâm kinh tế của cả nước đang rơi vào tâm dịch và cần nhiều hơn vaccine cho người dân; cần sự chia sẻ từ đáy lòng chân thật chứ không phải một chiến dịch đẹp hình ảnh. Sài Gòn cần bình thường lại sớm, kinh tế Sài Gòn phục hồi thì kinh tế cả nước mới ổn theo.

Xem thêm: Cuộc sống của 4 thí sinh của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 bây giờ ra sao?

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất