Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

TP HCM kiến nghị được tự chủ tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Người Lao Động Theo dõi Saostar trên google news

TP HCM kiến nghị Bộ GD&ĐT giao UBND TP chịu trách nhiệm toàn diện, chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu tổ chức thi, ra đề thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương.

Chiều 25/4, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với Thành ủy, UBND TP HCM và các sở, ban, ngành của TP về công tác giáo dục, đào tạo và định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức đã nêu hàng loạt kiến nghị đặc thù của TP HCM với Bộ GD-ĐT.

Cụ thể, TP kiến nghị Bộ GD&ĐT giao thành phố cơ chế đặc thù để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. UBND TP sẽ chịu trách nhiệm toàn diện, thực hiện tất cả khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương. Đề thi do Sở GD&ĐT tự xây dựng theo quy định của quy chế thi, bảo đảm đúng cấu trúc, định dạng đề thi do Bộ GD&ĐT ban hành.

TP HCM kiến nghị được tự chủ tổ chức thi tốt nghiệp THPT Ảnh 1
TP HCM kiến nghị được tự ra đề thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT

Đối với đội ngũ triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018:

Với các trường hợp có bằng cử nhân (cao đẳng/đại học) chuyên ngành phù hợp đối với các môn Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ 2 (tiếng Hàn, Nhật, Trung Quốc, tiếng Pháp…) nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chưa tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông có thể tham gia giảng dạy theo hình thức thỉnh giảng, hợp đồng tại các cơ sở. Các trường hợp này sẽ cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong vòng thời hạn 12 tháng, tính từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy.

Với các giáo viên môn Tin học, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) có bằng cử nhân (cao đẳng/đại học) chuyên ngành phù hợp (nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quản lý, có thể tham gia giảng dạy các môn này tại các trường THPT theo hình thức thỉnh giảng. Các trường hợp này sẽ cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong thời hạn 36 tháng tính từ thời điểm bắt đầu tham gia thỉnh giảng theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng tại các trường THPT.

TP HCM cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cho phép TP được bổ sung mỗi cơ sở giáo dục công lập phải có đủ 4 vị trí việc làm: Nhân viên văn thư, thủ quỹ, kế toán và y tế.

Ngoài ra, cho phép các cơ sở giáo dục công lập được liên kết, chuyển giao và sử dụng bản quyền các chương trình giáo dục quốc tế với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Học sinh tham gia và hoàn thành chương trình, đạt yêu cầu ở kỳ thi cuối cấp được cấp bằng của Việt Nam và quốc tế.

Phân cấp cho UBND TP được quy định cơ chế huy động nguồn lực phát triển các loại hình liên kết giáo dục, đào tạo trong nước – quốc tế trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.

Kiến nghị của UBND TP HCM cũng cho biết, Bộ GD&ĐT hướng dẫn, xem xét cho phép Trường ĐH Sài Gòn được tự chủ tuyển sinh các mã ngành đào tạo giáo viên đặc thù Tin học, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) để đào tạo các giáo viên phục vụ giảng dạy tại các trường học trên địa bàn thành phố. Đồng thời cho phép trường này đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các ngành tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp đáp ứng cho chương trình Ngoại ngữ 2, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Giao UBND TP thẩm định nội dung, ban hành khung nội dung tài liệu giáo dục địa phương, việc biên soạn, in ấn, phát hiện tài liệu thực hiện xã hội hóa. Đồng thời giao quyền chủ động cho UBND TP về giao chỉ tiêu lớp thường trong trường chuyên, giúp TP thực hiện các cơ chế đặc thù phát triển các ngoại ngữ khác, thực hiện các đề án của thành phố...

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Người Lao Động

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất