Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Lạ lùng sinh viên Singapore đắp vải khâm liệm để học về cái chết

Quá trình giả chết 30 phút mô phỏng một đám tang thực thụ, giúp sinh viên trải nghiệm cái chết và sự mất đi người thân.

Mothership ngày 5/11 thông tin, khóa học về cái chết của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), ngôi trường danh tiếng bậc nhất Singapore đang được dư luận quan tâm. Hình ảnh lan truyền cho thấy 38 sinh viên nằm cạnh nhau, phủ khăn trắng lên người. Sự việc diễn ra trong 30 phút ngày 19/9 ở tiền sảnh của Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc NTU, khi tiếng nhạc bi ai vang lên.

“Tang lễ” tại Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Công nghệ Nanyang ngày 19/9. Ảnh: Mothership

Theo tờ báo của trường, The Nanyang Chronicle, cảnh tượng này mô phỏng tang lễ “Hôm nay tôi chết x NTU”. Đây là một phần nội dung của chương trình học về tâm lý có tên gọi “Vũ điệu cuối cùng: Các khía cạnh tâm lý - xã hội - văn hóa về cái chết, sự hấp hối và việc mất đi người thân”.

Website của NTU nêu rõ, phần nội dung này cung cấp góc nhìn tổng quan liên ngành, lý thuyết và thực hành lâm sàng về cái chết và sự hấp hối, dựa trên trải nghiệm của người châu Á.

Nội dung được tiến sĩ Andy Ho, giáo sư khoa Tâm lý học giới thiệu lần đầu năm 2015. Theo ông, mục đích của chương trình là giúp học sinh bắt đầu “cuộc trò chuyện quan trọng” về chủ đề cái chết với gia đình họ và hỗ trợ những người phải đối mặt với nỗi mất mát.

“Cái chết vẫn là một điều cấm kỵ, thường bị tránh né và sợ hãi do mê tín dị đoan”, tiến sĩ Ho nói trên tờ Straits Times.

Mỗi sinh viên có bia mộ riêng. Ảnh: Mothership

Ho cho rằng thảm họa và tự sát đã gây ra cách nhìn nhận tiêu cực về cái chết. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi đa số mọi người sợ chết. Ông muốn cung cấp cách hiểu toàn diện, tập trung vào cách xã hội ngày nay đối phó với cái chết.

Hiểu biết này đặc biệt quan trọng với ngành y, với những bác sĩ tự trách bản thân vì nỗ lực cứu chữa nạn nhân bất thành, hay không cảm thấy thoải mái khi nói về cái chết với những bệnh nhân nguy kịch. Với việc nâng cao nhận thức cho người trẻ, tiến sĩ tin rằng có thể tạo ra sự thay đổi lớn, trong đó cái chết được xem là phước lành chứ không phải tai ương.

Bài thực hành mô phỏng tang lễ của Ho thuộc khóa học kéo dài 13 tuần, bao gồm bài đọc, bài giảng và bài thuyết trình ở lớp. Trước khi giả chết, sinh viên phải tự viết điếu văn. Mỗi người còn có bia mộ đề tên, ngày tháng năm sinh và “ngày mất”, đặt ngay phía trước. Sau đó, họ được yêu cầu bày tỏ suy nghĩ riêng.

Khóa học của Ho rất nổi tiếng. Sinh viên NTU liên tục đăng ký và thường nằm trong danh sách chờ dài dằng dặc.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo VnExpress

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc