Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Sinh viên nữ ở Trung Quốc không dám học lên cao vì sợ giỏi quá sẽ… ế chồng!

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Trong khi thế giới đang đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ thì ở Trung Quốc chính các sinh viên nữ tự kìm con đường học vấn của mình lại.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, tỷ lệ sinh viên nữ đại học tới 50,6% tuy nhiên tỷ lệ tiến sĩ chỉ chiếm 38,63%.

So sánh với Mỹ, nữ sinh tốt nghiệp và trở thành tiến sĩ chiếm 52,1% cho năm thứ 8 liên tiếp, theo số liệu từ Hội đồng các trường đại học.

Nguyên nhân được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra cho sự khác biệt này chính là áp lực xã hội, môi trường nghiên cứu và thậm chí sợ không thể kết hôn, không thể có bạn trai.

Phụ nữ Trung Quốc trung bình kết hôn ở tuổi 23,9

Xiao Hui, một giáo sư văn học và văn hóa Trung Quốc hiện đại ở Đại học Kansas cho biết: “Sự kỳ thị xã hội gắn liền với các phụ nữ có học vị cao đã gây ra một nỗi sợ hãi trở thành “gái ế” trong suy nghĩ của những phụ nữ trẻ”.

Áp lực phải sinh con, đẻ cái từ lâu trở thành một gánh nặng cho phụ nữ Trung Quốc. Một nghiên cứu sinh tiến sĩ 25 tuổi tại Đại học Bắc Kinh chia sẻ rằng: “Áp lực phải kết hôn và sinh con tất nhiên quan trọng hơn trở thành tiến sĩ. Chính cha mẹ em cũng nghĩ vậy”.

Nhiều sinh viên nữ Trung Quốc ngại học lên vì sợ ế chồng

Bà Giang - một trong hơn 130.000 nữ tiến sĩ ở Trung Quốc tốt nghiệp khoa Khoa học Đời sống của Đại học Bắc Kinh - trường hàng đầu Trung Quốc cho biết: “Gia đình và hôn nhân sẽ là một sự phân tâm lớn cho các sinh viên nữ. Đặc biệt là trong các môn khoa học đòi hỏi thời gian nghiên cứu, tìm tòi và ngồi trong phòng thí nghiệm.

Ở Trung Quốc, các giá trị bảo thủ về gia đình, hôn nhân và sinh sản tưởng chừng biến mất lại đang quay lại mạnh mẽ, ngày càng trở thành gánh nặng cho phụ nữ. Phụ nữ có trách nhiệm tối cao là phải thể hiện được nữ tính của mình, đảm bảo ý nghĩa và giá trị thiết yếu cuộc đời cô ấy.

Hệ lụy của việc này là phụ nữ ​​sẽ gánh vác thêm gánh nặng của việc nhà và phải làm việc chăm chỉ hơn nếu họ muốn theo đuổi con đường học tập”.

Angharad Fletcher, một sinh viên tiến sĩ chuyên về lao động có giới tính tại trường King’s College London cũng nói rằng: “Hiện nay nhiều phụ nữ vẫn chiến đấu chống lại sự kỳ thị và áp lực trở thành “thục nữ”, thành một người phụ nữ đúng nghĩa. Mặc dù giáo dục đã thay đổi quan niệm này trong suy nghĩ của rất nhiều người nhưng vấn đề này vẫn thực sự rất nghiêm trọng.

Không chỉ riêng Trung Quốc, phụ nữ trên khắp thế giới rất khó khăn để đạt được sự cân bằng giữa công việc học tập và gia đình.”

Định kiến xã hội kiến nữ sinh Trung Quốc không dám học lên cao

Chính các sinh viên nữ cũng không cho mình quyền tự quyết định cuộc đời, họ sợ dư luận, sợ gia đình, bản thân mình không vượt qua được định kiến xã hội. Họ cũng sợ họ lên quá cao hay quá giỏi sẽ khó kiếm người yêu, khó lấy chồng hay khi lấy chồng sẽ không cân bằng được cuộc sống.

Đại học Y Tokyo cúi gập người xin lỗi, thừa nhận đã sửa điểm thi để đánh rớt thí sinh nữ
Mới đây, một vụ bê bối tại Nhật cũng liên quan đến sinh viên nữ. Từ năm 2006, Đại học Y Tokyo đã bắt đầu điều chỉnh điểm thi đầu vào nhằm giữ tỷ lệ nữ sinh viên tại trường không vượt quá 30%. Không những thế, trường còn nâng điểm cho các thí sinh nam và hạ điểm của các thí sinh nữ.

Lý do Đại học Y Tokyo xảy ra vụ bê bối này là do tư tưởng: phụ nữ có khuynh hướng bỏ việc sau khi trở thành bác sĩ, khi lập gia đình và có con cái, họ sẽ không dành thời gian cho công việc. Trong khi bác sĩ nam được cho là bám nghề, chịu đựng được áp lực thời gian cũng như áp lực công việc.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui mê tít chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc