Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Sinh viên miền Trung chế tạo máy lọc nước giá 10.000 đồng để mang nước sạch đến cho đồng bào vùng xa

Nước sạch luôn là một vấn đề nan giải của người dân vùng biển, vùng nước phèn… Hiểu được nỗi cơ cực ấy và muốn giải quyết khó khăn, các bạn trẻ ngày càng tìm tòi phát minh ra nhiều máy lọc nước có lợi hơn.

Hai sinh viên miền Trung chế tạo bộ lọc nước sạch 10.000đ để giúp dân quê mình

Sau khi chứng kiến sự vất vả vì thiếu nước sạch sinh hoạt của người dân quê mình mỗi khi mùa mưa bão về, hai bạn trẻ Trương Quốc Vi và Nguyễn Anh Hùng đã quyết định chế tạo ra một bộ lọc nước đặc biệt chỉ với giá 10.000đ.

Hai cậu sinh viên cùng máy lọc nước 10.000đ của mình

Hai cậu bạn tận dụng các vỏ chai nước suối, nước ngọt; một ít cát, sạn, xơ dừa, ống dẫn cùng với 4 cahi nhựa 1,5 lít để chế tạo ra máy lọc nước giá rẻ bất ngờ. Tuy vật liệu làm hệ thống lọc tuy khá đơn sơ nhưng lại cho ra dòng nước sạch đến không ngờ.

Giải thích về cơ chế hoạt động của chiếc máy đặc biệt này, Trương Quốc Vi chia sẻ với báo chí: “Dưới tác dụng của các tia bức xạ mặt trời thì đến 98% vi sinh vật gây bệnh đều bị tiêu diệt nếu đặt hệ thống ngoài trời trong vòng 4 - 5 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, các chất rắn hữu cơ, kim loại nặng và mùi của nước cũng được gạn lọc và khử sạch”.

Phát minh máy lọc nước giá rẻ này của hai bạn trẻ đã mang lại lợi ích vô cùng thiết thực cho nhiều người dân ở vùng xa, nơi nước sạch đối với họ là điều xa xỉ. Nhờ chiếc máy lọc này, nhiều người dân sẽ được tiếp cận với nước sạch hơn. Hành động tuy nhỏ của hai bạn trẻ sẽ tạo sự thay đổi lớn cho đời sống của rất nhiều người.

Cô gái xinh xắn chế tạo máy lọc nước phèn từ đất sét để người dân vùng ven đỡ cơ cực hơn

Nhìn cô gái nhỏ bé Nguyễn Thị Thùy Trang này chắc không ai nghĩ nàng lại có thể chế tạo ra một chiếc máy lọc nước phèn, làm giúp thay đổi cuộc sống của nhiều người dân vùng ven.

Thùy Trang chia sẻ: “Để có nguồn nước ngầm sạch sử dụng, ở một số huyện ngoại thành người dân thường dùng các biện pháp truyền thống như phèn chua, đá sỏi, than. hoặc sử dụng các thiết bị lọc nước nhập từ nước ngoài, hóa chất nhập khẩu thì rất tốn kém, và không phù hơp đến điều kiện kinh tế khó khăn ở nông thôn nước ta. Xuất phát từ thực tế này, Trang đã nghiên cứu và tạo ra bộ lọc nước bằng đất sét nung nhằm xử lý nước ngầm bị nhiễm phèn để giúp bà con có được nguồn nước sạch sử dụng thoải mái mà mà chi phí thấp”.

Nhìn tưởng chỉ là chiếc phếu đất sét nhưng không ngờ lại có khả năng lọc nước phèn.

Máy lọc nước của Thùy Trang được làm từ nguyên liệu là đất sét và mùn cưa. Hai nguyên liệu này trộn vào với nhau theo tỷ lệ nhất định rồi được Trang tạo hình thành phễu lọc sau đó mang đi nung. Khi gặp nhiệt độ cao thì mùn cưa cháy hết để lại những lỗ rỗng li ti có khả năng làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng hiệu suất xử lý lọc nước nhiễm phèn. Và đây cũng là cơ chế chính để biến nước phèn thành nước ngọt của chiếc máy lọc đơn giản này.

“Mình đã lấy mẫu nước giếng bị nhiễm phèn ở khu vực H.Bình Chánh, TP.HCM để thí nghiệm với bộ lọc này. Sau khi xử lý bằng bộ lọc thì mẫu nước đạt hiệu suất trên 97%. Ngoài khả năng xử lý nước bị nhiễm phèn, bộ lọc này còn có khả năng xử lý được các chỉ tiêu như độ đục, mùi hôi trong nước…”, Trang khẳng định.

Tô Thị Hiền, tiến sĩ Trưởng khoa Môi trường - Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, đánh giá: “Bộ lọc có khả năng xử lý phèn rất tốt so với các phương pháp hiện tại mà người dân ở những vùng có nguồn nước nhiễm phèn đang áp dụng. Cụ thể, khả năng xử lý sắt đạt hiệu suất rất cao và mẫu nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, bộ lọc cũng xử lý khá tốt các ion ammonium, chloride, độ đục, độ cứng… Với khả năng xử lý tốt phèn sắt như thế thì việc ứng dụng bộ lọc đất sét nung vào việc xử lý nước vùng nông thôn nhiễm phèn là hoàn toàn khả thi”.

Hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt của nam sinh Nghệ An

Hệ thống chưng cất nước biển thành nước ngọt của hai chàng trai xứ Nghệ có lẽ là hệ thống phức tạp hơn cả so với hai máy lọc trên. Bởi lẽ, đây là hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển.

Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh, học sinh lớp 12A3 trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cha đẻ của máy lọc nước biển này chia sẻ: “Làm sản phẩm lần đầu nên tất cả thiết bị của mô hình đều phải chế tác mà không có sẵn. Có những bộ phận khi hoàn thiện thì thấy rất đơn giản, nhưng có thể phải chế tác nhiều lần và tốn nhiều chi phí…”, Nhật Anh kể về khó khăn.

Một bộ phận trong máy lọc của hai học sinh xứ Nghệ

Hơn nửa năm nghiên cứu thực tế, lắp ráp thử, dự án đã hoàn thành với các bộ phận chính như: bình đun và chảo thu năng lượng; bơm thủy lực sử dụng năng lượng sóng; ống inox tụ hơi thành nước; xi lanh nước; xi lanh hơi; van một chiều; van tiết lưu; van mở, khóa nước… Cuối cùng chiếc máy đã hoàn thiện với trọng lượng lên đến 70kg.

Thầy Quyền và hai cậu học trò thông minh của mình

Bởi tính thiết thực cao, mô hình này đã vượt trên 200 dự án để giành giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực miền Bắc, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Dự án sẽ được Bộ Giáo dục tuyển chọn để đưa đi dự thi quốc tế.

Thầy Mai Văn Quyền, giáo viên trực tiếp hướng dẫn cho hay, đây là dự án phức tạp, song ứng dụng rất tốt vào thực tế bởi nhiều nơi đang thiếu nước ngọt và thừa nước mặn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Luckysmile

Được quan tâm

Tin mới nhất
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm