Trước kỳ thi Đại học quan trọng, rất nhiều sĩ tử ở Trung Quốc đã tìm tới các ngôi đền hay tượng Khổng Tử đặt ở nhiều nơi trên cả nước để cầu may mắn.
Kỳ thi đại học (gaokao) ở Trung Quốc luôn được thế giới xem là thử thách lớn nhất đối với học sinh. Nếu thi tốt, học sinh Trung Quốc sẽ có sự nghiệp rộng mở, thậm chí triển vọng về hôn nhân, nhưng đối với những người kém thành công, hệ thống giáo dục nước này sẽ đào thải không thương tiếc.
Kỳ thi Đại học ở Trung Quốc có 4 môn thi bao gồm tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn trong 3 môn Sinh học, Hóa học, Vật lý hoặc một môn xã hội tự chọn trong 3 môn Địa Lý, Lịch sử, Chính trị. Đề thi phần lớn là câu hỏi trắc nghiệm, điền vào chỗ trống nhưng năm nào cũng vậy, các sĩ tử đều phàn nàn là rất khó. Đề Toán được so sánh với chương trình cấp đại học ở Anh. Tuy nhiên, đối với nhiều sinh viên, bài luận mới là đáng sợ nhất.
Năm nay, kỳ thi sẽ bắt đầu từ ngày 7/6 với trên 10 triệu thí sinh tham gia.
Như một cách giải tỏa bớt áp lực, trước kỳ thi này, rất nhiều sĩ tử đã tìm tới các ngôi đền để cầu may mắn.
Học sinh đang cầu nguyện may mắn trước kỳ thi gaokao 2018, hoặc kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, trước bức tượng đồng của nhà toán học và vật lý học người Anh Isaac Newton tại một trường trung học ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, phía namTrung Quốc.
Các thí sinh cầu nguyện trước tượng triết gia Trung Quốc Khổng Tử trong đền thờ Khổng Tử ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, 2 ngày trước gaokao.
Phụ huynh và học sinh cầu may mắn cho gaokao sắp tới tại quảng trường Khổng Tử ở Hai'an, tỉnh Giang Tô.
Học sinh viết lời chúc may mắn cho kỳ thi gaokao trên những tờ giấy note, và dán chúng lên một bức tượng bản sao của tượng Người Suy tưởng - một trong những tác phẩm điêu khắc được công nhận nhất trên thế giới, tại một trường trung học ở Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây.
Một phụ huynh chạm vào phần đầu của một con rùa huyền thoại khổng lồ trong thần thoại Trung Quốc để cầu may mắn cho con trước kỳ thi ở Bắc Kinh.
Một phụ huynh cầu nguyện may mắn cho thành viên gia đình của mình, người đang tham dự kỳ thi gaokao, tại một ngôi đền ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc.
Cha mẹ tỏ lòng tôn kính với vị thần Kuixing, vị thần học thuật ở Trung Quốc, trước kỳ thi ở Changde, tỉnh Hồ Nam.
Một tấm gỗ in bức chân dung Khổng Tử và những điều ước tại một ngôi đền ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Ở tập 13 Đảo Thiên Đường, Lee Hooyeon đã có buổi hẹn hò đáng nhớ với Wukong tại Fitness Center thuộc New World Phu Quoc Resort. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong hành trình của cô khi tham gia Đảo Thiên Đường. Bởi vì, khi nhận ra tình cảm của Minuk dành cho Khánh Linh, Hooyeon đã quyết định “buông bỏ” và mở lòng mình, chủ động hơn với Wukong.
'Khi vừa mới đăng quang xong, tôi còn non nớt, bỡ ngỡ, thiếu tự tin. Tôi vướng nhiều tranh cãi ở thời điểm đó và cảm thấy áp lực', Thanh Thủy bày tỏ nỗi lòng với SAOstar.