Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Phân nửa trường ĐH trên thế giới sẽ đóng cửa sau 20 năm nữa?

Theo Thanh Niên Theo dõi Saostar trên google news

Tư duy giáo dục cũ, cách tuyển sinh và đào tạo còn chưa đổi mới, chính sách về các phương thức đào tạo theo lối mở, mềm dẻo, linh hoạt còn chưa được khởi thảo và ban hành… Các yếu tố này khiến VN chưa có 'giáo dục mở', trong khi tương lai giáo dục theo kiểu truyền thống sẽ phải thay đổi.

Giáo dục theo hướng mở, linh hoạt sẽ dần thay thế phương thức đào tạo truyền thống

Đó là ý kiến các chuyên gia trong buổi hội thảo khoa học Phát triển đào tạo theo hướng mở, linh hoạt tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào sáng 15.1 tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM.

PGS-TS Dương Đức Lân, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH, nhìn nhận: “Học nghề qua mạng và học từ xa là hai trong những hình thức của giáo dục mở thì đến nay, các cơ chế, chính sách để triển khai và công nhận kết quả hình thức học nghề này vẫn chưa được khởi thảo và ban hành”.

Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng còn nhiều rào cản khác như nhận thức của người học còn mơ hồ về “giáo dục mở”, các trường ĐH, CĐ còn thiếu nguồn lực tài chính cần thiết để đầu tư vào phần cứng, phần mềm cùng các chi phí để xây dựng hệ thống “mở, linh hoạt”. Trong khi đó, hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng vẫn còn “đóng”, tập trung vào đầu vào và hướng tới thi cử…

Có mặt tại hội thảo, GS Park Sang-soon, Trường ĐH Chosun, Hàn Quốc, chia sẻ: “Hiệp hội tương lai thế giới đã đưa giáo dục cộng đồng vào một trong 10 loại sẽ biến mất vào năm 2030 và dự đoán rằng mô hình đào tạo tại nhà máy sẽ được giới thiệu để tạo ra một thời đại học tập mà không cần đến giáo viên. Nhà tương lai học Thomas Frey cũng dự đoán một nửa số trường ĐH trên thế giới sẽ đóng cửa sau 20 năm nữa. Gần đây, các quốc gia phát triển đang thử nghiệm phương pháp giáo dục đảo ngược “flipped learning”. Theo đó, tại nền giáo dục điển hình lâu nay, việc học tập diễn ra ở trường, sinh viên luyện tập, học tập tại nhà, sau đó đến trường nhận kết quả đánh giá học tập. Nay đảo ngược thành sinh viên học tập tại nhà, sau đó đến trường đặt câu hỏi cho những vấn đề không biết hoặc không rõ rồi tiến hành thảo luận”.

GS Park Sang-soon chia sẻ: “Nền giáo dục bằng kỹ thuật số sẽ thay thế sách giấy và lớp học tập trung dưới sự hướng dẫn một chiều của giáo viên bằng lớp học online, nhóm cùng tư duy chia sẻ theo kênh thông tin, nhóm cùng ngành nghề theo hình thức học tập phù hợp cá nhân. Lúc đó, sẽ không thấy được vai trò của giáo viên, giảng viên như bây giờ. Giảng viên trong tương lai không phải là truyền đạt kiến thức mà là giúp học sinh nhận ra lý do tại sao họ cần học và huấn luyện họ cách tự học”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Thanh Niên

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV