Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Nội quy bị kêu khắt khe: Lãnh đạo Học viện Báo chí muốn chấn chỉnh kiểu học đại học 'nhàn nhã'

Theo Lao Động Theo dõi Saostar trên google news

Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng, nội quy mới nhằm chấn chỉnh tình trạng 1/3 sinh viên trong lớp dùng điện thoại di động vào mục đích riêng và quan điểm cứ lên đại học là "nhàn nhã"

Lý giải về nội quy mới có phần khắt khe với sinh viên, PGS.TS Trương Ngọc Nam - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, nội quy, quy chế được đưa ra xuất phát từ thực tế, thái độ học tập của sinh viên, đi học muộn, bỏ giờ, bỏ lớp khá nhiều, nhà trường đã có cơ chế, chế tài xử lý nhưng vẫn không giảm.

1/3 sinh viên trong lớp dùng điện thoại vì mục đích riêng

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, trường đặt quy định khắt khe về việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học do hiện nay nhiều sinh viên sử dụng điện thoại di động không phải vì mục đích học tập.

“Tôi đã trực tiếp đi kiểm tra 3 buổi và thấy tình hình rất nghiêm trọng, tôi đã phê bình một số giáo viên quản lý giờ học không tốt. 1/3 sinh viên (nhất là ở cuối lớp) sử dụng điện thoại mà cô vẫn cứ giảng” - PGS.TS Trương Ngọc Nam cho biết.

Thực chất việc sử dụng mạng Internet phục vụ cho học tập nhà trường rất khuyến khích, có những môn học đòi hỏi sinh viên phải truy cập ngay.

Nội quy mới của Học viện Báo chí Tuyên truyền. Ảnh: Welcome to AJC 2018.

Tuy nhiên, các môn nhiều lý thuyết nhiều nhất cũng chỉ chiếm 75% số giờ lên lớp, đa số thời gian cho sinh viên tự học và nghiên cứu. Nhà trường có wifi khắp nơi, học sinh có thể truy cập bằng máy của nhà trường hay bằng máy của các em ngoài giờ giảng, còn trong giờ giảng phải tập trung nghe giảng và trao đổi với thầy cô chứ không phải thầy đang giảng mà sinh viên lại cắm cúi tra tài liệu.

Về phương pháp giáo dục thì không được phép như thế, trừ khi có yêu cầu của giảng viên trong giờ học là các em phải truy cập để trao đổi thảo luận và đó là trách nhiệm của các thầy.

Bỏ quan niệm lên đại học là “nhàn nhã”

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, một thực tế cho thấy, nhiều em ở cấp phổ thông học tập rất vất vả để vào được đại học, “nhưng khi vào đại học rồi thì rất nhàn nhã, từ “nhàn nhã” này rất đau lòng” - ông Nam chia sẻ.

Nhà trường hàng năm vẫn tổ chức đối thoại với sinh viên, đối thoại cán bộ quản lý, lớp trưởng lớp phó quán triệt tinh thần là phải thực hiện đúng quy chế, mục tiêu làm việc là vì các em.

“Mục tiêu nhà trường không phải là bao nhiêu % tốt nghiệp mà là bao nhiêu % có việc làm sau tốt nghiệp.

Làm gì cũng phải siết chặt kỷ luật nhà trường, nghiêm minh để đảm bảo môi trường sinh thái tốt nhất cho sinh viên học tập để đảm bảo chất lượng. Rất nhiều phụ huynh cũng tán thành. Một ngôi trường nhênh nhang, vớ vẩn, muốn học thì học muốn chơi thì chơi thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận cho con vào học” - PGS.TS Trương Ngọc Nam khẳng định.

Học viện Báo chí Tuyên truyền vừa ra nội quy mới, trong đó có những nội dung gây chú ý như sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 4 lần bị đình chỉ học 1 năm…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Lao Động

Được quan tâm

Tin mới nhất