Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Những trường đang muốn nối gót Bách khoa Hà Nội

Sau ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng có định hướng và đang trong lộ trình lên đại học.

Trường ĐH Cần Thơ

Tháng 6/2021, Hội đồng trường ĐH Cần Thơ đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương chuyển Trường ĐH Cần Thơ thành ĐH Cần Thơ. Hiệu trưởng được giao xây dựng đề án và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho việc chuyển đổi, trình cơ quan chức năng.

Những trường đang muốn nối gót Bách khoa Hà Nội Ảnh 1

Tháng 7/2021, Hội đồng trường tiếp tục có nghị quyết phê duyệt chủ trương thành lập 4 trường thuộc Trường ĐH Cần Thơ gồm: Trường Kinh tế (trên cơ sở khoa Kinh tế), Trường Bách khoa (trên cơ sở khoa Công nghệ), Trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa Nông nghiệp), Trường Công nghệ thông tin và truyền thông (trên cơ sở khoa Công nghệ thông tin và truyền thông). Hội đồng cũng giao hiệu trưởng xây dựng đề án thành lập 4 trường và trình Hội đồng quyết định.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Tháng 5/2021, Hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) thông qua đề án tái cấu trúc trường thành ĐH đa ngành. Trong đó, giai đoạn 1 (2021 - 2025) hình thành ĐH Kinh tế TP.HCM đa ngành, đa lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh quản lý, khoa học xã hội và công nghệ, với 3 trường thành viên.

Những trường đang muốn nối gót Bách khoa Hà Nội Ảnh 2

Ở giai đoạn 2 (2026 - 2030), ĐH Kinh tế TP.HCM hình thành thêm Trường Quốc tế và nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường ĐH ở đồng bằng sông Cửu long.

Tháng 10/2021, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM công bố thành lập 3 trường thành viên trực thuộc, gồm: Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế. Như vậy, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã dần hoạt động theo mô hình trường trong trường ĐH và tiếp tục hoàn thiện đề án tái cấu trúc. Theo lộ trình, giai đoạn 2022 - 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập ĐH Kinh tế TP.HCM.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (NEU) đề ra mục tiêu đến năm 2030, trở thành đại học tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp, đạt chuẩn kiểm định quốc tế.

Cụ thể, trường này định hướng sẽ xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức thành ĐH với 2 cấp: ĐH; các trường thành viên, các viện/trung tâm nghiên cứu.

Những trường đang muốn nối gót Bách khoa Hà Nội Ảnh 3
Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Hệ thống các trường thành viên dự kiến gồm: Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế, Trường Khoa học và Công nghệ và một số các trường khác theo điều kiện và lộ trình phát triển.

Chiến lược của trường hướng đến khi trở thành ĐH là tăng cường tự chủ cho các đơn vị. Cụ thể, bên cạnh tự chủ về học thuật, các đơn vị sẽ được phân cấp quản lý tài chính.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Tháng 12/2021, Hội đồng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội ban hành nghị quyết thành lập Trường Ngoại ngữ - Du lịch trên cơ sở sáp nhập và phát triển khoa Ngoại ngữ và khoa Du lịch.

Đây cũng là trường đầu tiên được thành lập trong Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, với mục tiêu phát huy mô hình quản trị mới, tăng tính tự chủ, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Những trường đang muốn nối gót Bách khoa Hà Nội Ảnh 4

Một cán bộ lãnh đạo của trường cho hay, dù có định hướng song phải từng bước chuẩn bị các điều kiện, xác định đến năm 2025, nếu thấy ổn thì trường mới tính đến việc trở thành ĐH. “Trước mắt, phải tổng kết để đánh giá hiệu quả hoạt động của Trường Ngoại ngữ - Du lịch, sau đó mới nghĩ tới việc thành lập các trường khác, rồi mới tính chuyện trở thành đại học”. 

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 6 ĐH, trong đó có 2 ĐH quốc gia gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và ĐH Bách khoa Hà Nội.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết VietNamNet

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui mê tít chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc