Thí sinh “truyền tai” nhau chiêu trò
Từ năm 2018 đến 2020, kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định như năm 2017, vẫn áp dụng bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Với bài thi này, thí sinh làm bài các môn thi thành phần trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi mới thu phiếu trả lời trắc nghiệm.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã xảy ra tình trạng thí sinh ăn gian giờ làm bài ở môn thi này. Cụ thể, thí sinh truyền tai nhau “ăn gian” giờ làm bài bằng cách chép đề môn thi trước vào bất kỳ đâu có thể, ví dụ như thẻ dự thi, hộp bút hoặc mặt bàn.
“Năm 2017, chúng tôi phát hiện thí sinh sử dụng tai nghe nhỏ xíu như hạt đậu để gian lận hay những thiết bị mắt thường nhìn như máy tính thông thường nhưng thật ra là dụng cụ có truyền phát sóng“, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cho hay.
Sau đó, trong 20 phút chờ phát đề để làm bài môn kế tiếp, thí sinh tiếp tục suy nghĩ, tìm đáp án. Đến thời gian làm bài môn tiếp theo, thí sinh sẽ tô đáp án của các môn trước vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều công nghệ hiện đại xuất hiện, “phụ giúp” các hành vi gian lận của thí sinh như thiết bị nghe, nhìn siêu nhỏ…
4000 cán bộ thanh tra bảo vệ sự công bằng cho kỳ thi
Tại hội nghị về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 diễn ra tại Thanh Hóa ngày 16/6, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, cho biết mỗi hội đồng thi có 2 cán bộ thanh tra, gồm một của địa phương và một của trường đại học. Cả nước có hơn 4.000 cán bộ thanh tra làm nhiệm vụ tại tất cả điểm thi.
Điểm khác biệt của kỳ thi năm nay, công tác thanh tra được phân tuyến rất rõ sao không chồng chéo giữa thanh tra Bộ, Sở gây hiệu quả thấp.
Hơn 4.000 thanh tra không phải cán bộ thanh tra chuyên nghiệp mà là của phòng đào tạo, phòng khảo thí, một số cộng tác viên thanh tra của các sở. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở phải chọn những người hiểu biết về quy chế thi, trực tiếp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra.
Các đoàn thanh tra của bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ ở cả 3 khâu là chuẩn bị thi, coi thi và chấm thi. Bên cạnh thanh tra cắm chốt, sở GD&ĐT còn thành lập các đoàn thanh tra lưu động. Lực lượng này sẵn sàng hỗ trợ thanh tra cắm chốt ở những khu vực khó khăn hoặc phát sinh vấn đề.
Bộ GD&ĐT cũng quy định mỗi sở phải thành lập đường dây nóng, tiếp nhận thông tin phản ánh về kỳ thi để kịp thời xử lý.
Cán bộ coi thi phải đăng ký chữ ký
Ông Đặng Nhật Minh, Phó Phòng Khảo thí thi và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT cho biết, một trong những điểm nhấn đảm bảo an toàn, nghiêm túc, tránh gian lận trong phòng thi năm nay là mỗi cán bộ coi thi phải đăng ký chữ ký. Chữ ký của cán bộ coi thi được lưu giữ cùng với chữ ký của thí sinh.
Được biết, khi bàn giao túi bài thi, giao nộp bài thi phải có họ tên, chữ ký của 2 CBCT. Khi bàn giao bài thi cho Trưởng Điểm thi, CBCT phải cùng thư ký kiểm đếm bài thi, niêm phong túi bài thi (trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của 2 cán bộ coi thi và thư ký) rồi đóng dấu niêm phong túi bài thi theo quy định.
Kiên quyết ngăn chặn gian lận
- Một trong những điểm mới bổ sung năm nay về đảm bảo an toàn nghiêm túc trong phòng thi của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT yêu cầu cán bộ coi thi phải đăng ký chữ ký để lưu giữ. Chữ ký của cán bộ coi thi được lưu giữ cùng với chữ ký của thí sinh. Khi bàn giao túi bài thi, giao nộp bài thi phải có họ tên, chữ ký của 2 CBCT. Khi bàn giao bài thi cho Trưởng Điểm thi, CBCT phải cùng thư ký kiểm đếm bài thi, niêm phong túi bài thi (trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của 2 cán bộ coi thi và thư ký) rồi đóng dấu niêm phong túi bài thi theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Trưởng điểm thi quy định cách đánh số báo danh trong phòng thi; tổ chức cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi bắt thăm phân công coi thi, giám sát phòng thi; đảm bảo trong mỗi phòng thi có 01 cán bộ coi thi (CBCT) là cán bộ, giảng viên của trường ĐH, CĐ và 01 CBCT là giáo viên của trường phổ thông.
- Bộ GDĐT cũng đã quán triệt, yêu cầu giám thị nghiêm túc giám sát, nếu phát hiện có thí sinh làm việc này (có dấu hiệu chép đề thi ra mặt bàn hay vật dụng nào đó) thì phải nhắc nhở, yêu cầu xóa hoặc thu ngay những vật dụng đó, để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng, khách quan với mọi thí sinh. Mỗi phòng thi có 2 giám thị coi thi, nếu làm đúng vai, đúng vị trí thì không lo lắng. Cứ 7 phòng thi sẽ có một giám sát thi, nếu phòng thi xa cách nhau lực lượng này sẽ được tăng lên.
- Nhằm đảm bảo sự công bằng của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT cho in sẵn sơ đồ, giám thị căn cứ vào đó để phát đề. Đây là một trong những điểm mới so với năm 2017. Ngoài ra, bộ cũng bổ sung quy định, quản lý chặt phiếu trả lời trắc nghiệm. Các phiếu sẽ được đóng vào phong bì có niêm phong với số lượng đúng bằng số thí sinh của từng phòng. Như vậy, mỗi thí sinh chỉ có một phiếu trả lời trắc nghiệm. Trường hợp phiếu bị rách, nhàu, thí sinh muốn đổi sẽ có phiếu dự phòng đóng dấu do trưởng điểm quản lý, đồng thời có biên bản bàn giao phiếu ban đầu.
- Đối với “tiểu xảo” ăn gian thời gian làm bài thi, bộ cũng đưa ra phương án phòng tránh.
+ Đầu tiên, thời gian cách nhau giữa các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp sẽ rút ngắn xuống còn 10 phút thay vì 20 phút như năm ngoái. Việc này đã phổ biến kỹ đến các cán bộ coi thi.
+ Thứ hai, phiếu trả lời trắc nghiệm sẽ được đóng vào các phong bì niêm phong trước khi mang đến phòng thi và đảm bảo mỗi thí sinh chỉ có duy nhất một phiếu trả lời trắc nghiệm.
+ Một điểm mới nữa để ngăn chặn tình trạng “ăn gian” giờ làm bài là kết thúc mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp, giám thị sẽ thu lại giấy nháp thi, đề thi, mọi vật dụng mà thí sinh có thể ghi chép liên quan đến đề thi của môn thi thành phần trước.