Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Nóng kỳ thi tuyển vào lớp 10: Những điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý để có kết quả tốt nhất

Linh Chi (tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Các thí sinh cần lưu ý những điều dưới đây trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ diễn ra trong 2 ngày: 2/6 - 3/6.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay có nhiều thay đổi, điểm mới mà học sinh cần lưu tâm trước khi đến ngày quan trọng.

Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 2/6 và 3/6 với hơn 85.000 thí sinh dự thi.

Lịch thi cụ thể. Ảnh: VOV

Khác với những năm trước chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ Văn, ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, thí sinh làm 4 bài thi gồm các môn: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và Lịch Sử. Theo đó, môn Lịch Sử thi dưới hình thức trắc nghiệm, thời gian 60 phút.

Các bài thi Toán, Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Môn Ngoại ngữ gồm 2 phần là tự luận và trắc nghiệm khách quan tách rời nhau, được trình bày trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.

Nguyên tắc tính điểm: Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn) x 2 + (Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn thứ tư ) + Điểm cộng thêm.

Thí sinh cũng cần lưu ý về quy chế thi, nội quy phòng thi cũng như các vật dụng được phép mang vào phòng thi.

Cụ thể, vật dụng được mang vào phòng thi trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, êke, thước tính, thước vẽ đồ thi; dụng cụ vẽ hình; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.

Ngoài ra, học sinh dự thi cũng cần ghi nhớ: tuyệt đối không mang điện thoại vào phòng thi. Theo quy chế thi, thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, dù có dùng hay không vẫn bị đình chỉ nếu bị phát hiện. Trường hợp báo thức kêu, thí sinh cũng ngay lập tức bị đình chỉ, đồng nghĩa với việc hủy kết quả kỳ thi.

Thí sinh dự thi. Ảnh minh họa

Ngoài ra, để đảm bảo kỳ thi năm nay diễn ra minh bạch, Hà Nội sẽ áp dụng quy chế thi như kỳ thi trung học phổ thông THPT quốc gia, lắp camera ở tất cả các điểm thi.

Hệ thống camera này do Sở GD&ĐT Hà Nội cung cấp, đảm bảo không có kết nối internet. Trong quá trình thi, phải có bộ lưu điện dự phòng, dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu là 21 ngày, số lượng và vị trí lắp đặt camera phải đảm bảo bao quát được toàn bộ các hoạt động trong phòng. Sở GD&ĐT cũng bố trí mỗi điểm thi có một nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ việc giám sát vận hành hệ thống thống camera đảm bảo đúng quy định.

Năm học 2018 - 2019, học sinh tốt nghiệp THCS giảm 4.000 học sinh so với năm trước khi toàn thành phố có 101.460 học sinh. Dựa vào số chỉ tiêu của các trường, có thể thấy sẽ có khoảng 60 - 62% số học sinh được tuyển vào THPT công lập, số còn lại sẽ phải học tại các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Về bài thi, các câu hỏi trong nội dung đề Ngoại ngữ và môn Lịch sử thuộc chương trình THCS, chủ yếu là ở lớp 9, hầu hết ở cấp độ nhận biết, thông hiểu theo đúng kiến thức, kỹ năng bộ môn do Bộ GD-ĐT quy định. Đây là yêu cầu chỉ tương đương bài kiểm tra 45 phút hoặc kỳ thi học kỳ, không hề dàn trải, áo lực.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Linh Chi (tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất