Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Những kẽ hở có thể làm thay đổi kết quả thi ở Hà Giang

Túi đựng bài thi có thể bị bóc niêm phong và dán lại mà rất khó nhận biết; bộ phận chấm thi, giám sát cùng "bắt tay" làm sai.

Thống kê điểm thi THPT quốc gia 2018 cho thấy, điểm trung bình 9 môn của tỉnh miền núi Hà Giang thuộc top thấp nhất cả nước. Tuy nhiên, số lượng điểm giỏi từ 9 trở lên ở môn tự nhiên lại cao bất thường. Điều này khiến nhiều người tham gia công tác coi thi và chấm thi THPT quốc gia đặt ra câu hỏi về sự nghiêm túc trong quá trình tổ chức kỳ thi tại tỉnh này.

Điểm Toán, Lý, Hóa cao bất thường khiến số thí sinh Hà Giang có điểm từ 27 trở lên tăng đột biến

Nỗi lo rút bài thi ra làm lại

Tại một cuộc họp ở TP HCM ít ngày trước khi kỳ thi THPT quốc gia 2018 diễn ra, hiệu trưởng một đại học lớn ở thành phố bày tỏ mong mỏi công tác coi và chấm thi phải thực hiện nghiêm để đảm bảo cho việc vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào đại học. Song, thực tế ở nhiều điểm thi, theo kinh nghiệm nhiều năm làm thi THPT quốc gia, ông không khỏi lo lắng.

Ông kể, ở một số địa phương, có thể do vô tình hoặc cố ý mà dán niêm phong bài thi của thí sinh rất dày, khi thử kéo ra và dán lại thì hiện trạng như cũ, không thể nhận biết. Đây là sơ hở rất nguy hiểm bởi một số điểm thi ở địa phương xa, khó kiểm soát nếu ai đó có ý đồ lợi dụng, sửa chữa lại bài thi.

Chưa kể, phiếu đáp án thi trắc nghiệm thường được tô chì, hoàn toàn có thể tẩy chì đó rồi tô theo đáp án đúng rồi dán niêm phong lại như cũ.

Về bài thi tự luận, theo hiệu trưởng này, cần có những quy định chung đảm bảo công tác coi thi nghiêm túc, bởi một số năm trước xảy ra một số tiêu cực, thí sinh nộp giấy trắng nhưng sau đó lại được rút ra viết bài vào đó. “Phải yêu cầu thí sinh gạch chéo ngay trước mặt giám thị nếu nộp bài trắng và đưa thêm một số điều kiện để phòng tình huống tiêu cực xảy ra”, ông cảnh báo.

Điểm Toán, Lý, Hóa cao bất thường khiến số thí sinh Hà Giang có điểm từ 27 trở lên tăng đột biến.

Quy trình chặt chẽ, các bên vẫn có thể “bắt tay” làm sai

Phụ trách một điểm thi THPT quốc gia, lãnh đạo một trường THPT tại TP HCM cho rằng rất khó có trường hợp rút phiếu trả lời đáp án của thí sinh để làm lại tại hội đồng thi, sau mỗi giờ thi. Bởi sau khi kết thúc giờ thi, cán bộ coi thi phải nhanh thu bài, đếm số bài và ghi vào biên bản nhận bài thi, đưa vào túi niêm phong và nộp về hội đồng. Quá trình này rất nhanh, gọn, được sự giám sát chặt của thanh tra, cán bộ điểm thi của đại học.

“Tiêu cực có thể xảy ra ở quá trình coi thi, nếu có sự buông lỏng. Cũng có thể kể đến yếu tố bên ngoài tác động dù điều này rất khó vì tất cả giám sát, thanh tra nghiêm ngặt”, ông này chia sẻ.

Một giảng viên tại TP HCM làm công tác chấm thi ở một tỉnh Đông Nam Bộ cho rằng nếu có sự thay đổi bài làm của thí sinh, nhất định phải có sự đồng thuận của tất cả cán bộ cùng tham gia quá trình giám sát và chấm thi.

Theo ông, quy trình chấm thi hiện rất chặt chẽ. Sau khi kết thúc giờ thi, bài làm hoặc phiếu trả lời của thí sinh được hai cán bộ coi thi thu lại, làm biên bản thu nhận rồi cho vào túi niêm phong tại điểm thi. Các túi chứa bài thi được đưa vào thùng, tiếp tục niêm phong và có chữ ký của cán bộ điểm thi của Sở Giáo dục, Phó điểm trưởng do đại học phụ trách và cán bộ an ninh. Nơi tập kết bài thi cũng được công an bảo vệ nghiêm ngặt.

Bài thi THPT quốc gia được đưa từ điểm thi về hội đồng chấm thi để lưu trữ. Ảnh: Mạnh Tùng.

Một ngày sau khi kết thúc kỳ thi, với các môn trắc nghiệm, thùng đựng phiếu trả lời của thí sinh được mở trước sự giám sát của thư ký hội đồng chấm thi, phó thư ký hội đồng chấm thi do đại học phụ trách và cán bộ an ninh. Ngoài ra, sẽ có một cán bộ thanh tra điểm thi giám sát quá trình mở thùng và túi đựng bài thi, kiểm tra các chữ ký tại mép niêm phong so sánh với chữ ký đã đăng ký trước đó.

Mọi thủ tục được hoàn thành, túi đựng bài thi được cắt ra, lấy phiếu trả lời trắc nghiệm cho vào máy quét, lưu dữ liệu vào một đĩa CD để gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với bài thi bị lỗi do quăn mép, nhăn…, các cán bộ sẽ xử lý riêng, tất cả được viết thành biên bản, lưu trữ dữ liệu trước và sau khi xử lý để đối chứng.

Sau khi đã quét bài trắc nghiệm lấy dữ liệu ban đầu, phiếu trả lời lại được đưa vào túi, cho vào thùng, niêm phong và lưu trữ nghiêm ngặt. Khi công bố đáp án, Bộ Giáo dục đồng thời gửi phần mềm cho các hội đồng chấm thi để họ chấm trắc nghiệm, rồi so, dò, ghép kết quả.

Theo cán bộ trên, quá trình rất nghiêm ngặt nên khó xảy ra tiêu cực như rút phiếu trả lời ra tô lại đáp án. Chưa kể, dữ liệu ban đầu được quét và gửi về Bộ ngay làm “bằng chứng” thì thời gian để những tiêu cực xảy ra là rất ngắn.

Theo cán bộ trên, bởi quá trình rất nghiêm ngặt nên khó xảy ra trường hợp tiêu cực như rút phiếu trả lời ra tô lại đáp án. Dữ liệu ban đầu được quét ngay sau đó, gửi về Bộ làm “bằng chứng” thì thời gian để những tiêu cực xảy ra là rất ngắn. “Có thể nói, bất cứ hành vi nào đụng đến bài thi của thí sinh trước ngày công bố điểm đều phải có ba mặt một lời”, ông nói.

Ở khối A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ), cả nước có 76 thí sinh thì Hà Giang tới 36 em.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo VnExpress

Được quan tâm

Tin mới nhất